Độ phù hợp chi bình phương
I. Giới thiệu độ phù hợp chi bình phương
Trường hợp kiểm định sự khác biệt về 2 tỉ lệ của một biến phân loại 2 mức thì chúng ta có thể sử dụng Kiểm định khác biệt giữa 2 tỉ lệ. Tuy nhiên, nếu biến phân loại gồm nhiều hơn 2 mức thì việc kiểm định sự khác biệt giữa các tỉ lệ sẽ không thể thực hiện được. Trong trường hợp đó, chúng ta sử dụng kiểm định độ phù hợp Chi bình phương. Kiểm định sự phù hợp Chi bình phương cho phép chúng ta kiểm tra xem tỉ lệ các thành phần trong biến phân loại có khác ý nghĩa thống kê với các tỉ lệ giả định ban đầu hay không. Chẳng hạn, từ số liệu mẫu của dữ liệu, người ta tin tỉ lệ sắc tộc của các học sinh trung học là 10% TBN/BĐN, 10% Châu Á, 10% Mỹ gốc phi và 70% Mỹ da trắng. Khi đó, trong mẫu dữ liệu thu thập, chúng ta sẽ kiểm tra lại tỉ lệ này có khác ý nghĩa thống kê với những gì mọi người đã nghĩ ban đầu hay không.
Xem thêm: Kiểm định tham số (Parametric tests)
Để sử dụng kiểm định độ phù hợp Chi bình phương thì dữ liệu phải thỏa mãn 4 điều kiện sau:
- Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên,
- Cở mẫu tối thiểu phải bằng 1/10 tổng thể,
- Biến phân tích là biến phân loại (> 2 mức). Tham khảo bài viết các loại thang đo trong phân tích dữ liệu.
- Số quan sát trong mỗi biến tối thiểu phải bằng 5.
Kiểm định độ phù hợp chi bình phương có thể được phát biểu dưới dạng giả thuyết thống kê như sau:
- \({H_0}\): Dữ liệu thỏa mãn một phân phối cụ thể.
- \({H_1}\): Dữ liệu không thỏa mãn một phân phối cụ thể.
Xem tiếp trang 2 về hướng dẫn thực hành và đọc kết quả kiểm định độ phù hợp chi bình phương trên SPSS.