788 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – P5
Bộ đề thi trắc nghiệm (có đáp án) môn Kinh tế vĩ mô. Nội dung bao gồm 788 câu hỏi trắc nghiệm (kèm đáp án) được phân thành 8 phần như sau:
- Phần 1: 99 câu
- Phần 2: 99 câu
- Phần 3: 99 câu
- Phần 4: 98 câu
- Phần 5: 99 câu
- Phần 6: 99 câu
- Phần 7: 98 câu
- Phần 8: 97 câu
Các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm. Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 5 gồm 98 câu trắc nghiệm + đáp án bên dưới.
MACRO_2_P5_1: Để kích thích tổng cầu, NHTW có thể:
○ Mua trái phiếu chính phủ.
○ Giảm lãi suất chiết khấu.
○ Nới lỏng điềukiện tín dụng.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P5_2: Nhằm hạn chế đầu tư, NHTW có thể (chọn 2 đáp án đúng):
● Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
○ Giảm lãi suất chiết khấu.
● Thắt chặt điều kiện tín dụng.
○ Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc
MACRO_2_P5_3: Để hạ thấp lãi suất, NHTW có thể:
○ Mua trái phiếu chính phủ.
○ Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
○ Giảm lãi suất chiết khấu.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P5_4: Để giảm tổng cầu, NHTW có thể:
● Thu hẹp lượng cung tiền và tăng lãi suất.
○ Mở rộng cung tiền và giảm lãi suất.
○ Thu hẹp cung tiền và giảm lãi suất.
○ Mở rộng cung tiền và tăng lãi suất.
MACRO_2_P5_5: Điều nào sau đây không xảy ra nếu NHTW mua trái phiếu chính phủ?
○ Dự trữ của các ngân hàng tăng lên.
○ Lượng cung tiền tăng.
● Lãi suất ngân hàng tăng lên.
○ Điều kiện tín dụng được nới lỏng.
MACRO_2_P5_6: Dự trữ của các NHTM giảm xuống có thể là do:
○ Các hộ gia đình quyết định giữ ít tiền mặt hơn.
● NHTW bán trái phiếu chính phủ.
○ Lãi suất ngân hàng giảm.
○ NHTW mua trái phiếu chính phủ.
MACRO_2_P5_7: Số nhân tiền tệ có thể được tính bằng:
● Thay đổi của lượng cung tiền chia cho thay đổi của lượng tiền cơ sở.
○ Thay đổi của lượng tiền giấy có thể chuyển đổi chia cho thay đổi của lượng tiền cơ sở.
○ Thay đổi của lượng tiền cơ sở chia cho thay đổi của lượng tiền mặt nằm trong tay các hộ gia đình.
○ Thay đổi của lượng tiền cơ sở chia cho thay đổi của lượng cung tiền.
MACRO_2_P5_8: Nhân tố nào sau đây không gây ảnh hưởng đến lượng tiền cơ sở?
● Một NHTM chuyển số tiền mặt nằm trong két của họ vào tài khoản tiền gửi tại NHTW.
○ NHTW mua trái phiếu chính phủ từ một NHTM.
○ NHTW mua trái phiếu chính phủ từ công chúng.
○ NHTW bán trái phiếu chính phủ cho một NHTM.
MACRO_2_P5_9: Việc NHTW bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở sẽ làm:
○ Dự trữ của NHTM tăng lên và vì thế mà làm tăng lượng tiền cơ sở.
● Dự trữ của NHTM giảm xuống và vì thế mà làm giảm lượng tiền cơ sở.
○ Dự trữ của các NHTM tăng lên và vì thế làm giảm lượng tiền cơ sở.
○ Dự trữ của cácNHTM giảm đi và vì thế làm tăng lượng tiền cơ sở.
MACRO_2_P5_10: Nhân tố nào dưới đây có tác động đến lượng tiền cơ sở?
○ Một NHTM mua trái phiếu chính phủ từ một khách hàng.
○ Một NHTM chuyển tiền mặt từ két sang tài khoản tiền gửi tại NHTW.
● Một cá nhânmua trái phiếu chính phủ từ NHTW.
○ Chính phủ bán trái phiếu cho một NHTM và sau đó sử dụng số tiền đó chi cho quốc phòng.
MACRO_2_P5_11: Việc giảm tỉ lệ dự trữ/tiền gửi sẽ làm tăng cung ứng tiền tệ thông qua:
○ Tăng cở sở tiền tệ.
● Tăng số nhân tiền.
○ Giảm tỉ lệ tiền mặt/tiền gửi.
○ Giảm lãi suất chiết khấu.
MACRO_2_P5_12: Số nhân tiền sẽ tăng nếu
○ Ngân hàng trung ương quyết định mua trái phiếu chính phủ.
○ NHTW bán trái phiếu chính phủ.
● Người dân quyết định giữ ít tiền mặt hơn so với tiền gửi.
○ Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P5_13: Các ngân hàng có xu hướng giảm tỉ lệ dự trữ đến mức tối thiểu vì:
● Dự trữ không có lãi suất.
○ Dự trữ lớn hơn có nghĩa khả năng thanh khoản thấp hơn.
○ tiền gửi là tài sản của ngân hàng, còn dự trữ thì không.
○ Tỉ lệ dự trữ càng lớn thì vị thế của ngân hàng càng yếu.
MACRO_2_P5_14: Giá trị của số nhân tiền
○ Chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi
○ Chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ
○ Do NHTW trực tiếp điều tiết
● Tăng khi tỉ lệ dự trữ giảm.
MACRO_2_P5_15: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tỉ lệ tiền mặt càng nhỏ thì:
○ Tỉ lệ dự trữ càng lớn.
○ Số nhân tiền càng nhỏ.
● Số nhân tiền càng lớn.
○ Cơ sở tiền càng nhỏ.
MACRO_2_P5_16: Thước đo chi phí cơ hội của việc giữ tiền là:
○ Lãi suất thực tế.
○ Tiền mặt không được trả lãi.
○ Tỉ lệ lạm phát.
● Lãi suất danh nghĩa.
MACRO_2_P5_17: Động cơ chủ yếu để mọi người giữ tiền là:
● Để giao dịch.
○ Để dự phòng.
○ Để chuyển sức mua sang tương lai.
○ Giảm rủi ro cho danh mục đầu tư.
MACRO_2_P5_18: Nếu bạn mang tiền khi đến lớp để phòng trường hợp giáo viên yêu cầu phải mua ngay tài liệu, thì các nhà kinh tế sẽ xếp hành vi đó vào:
● Cầu dự phòng về tiền.
○ Cầu đầu cơ về tiền.
○ Cầu giao dịch về tiền.
○ Không phải các động cơ trên.
MACRO_2_P5_19: Cân bằng thị trường tiền tệ xuất hiện khi:
○ Lãi suất không thay đổi.
○ GDP thực tế không thay đổi.
● Cung tiền bằng với cầu tiền.
○ Câu 1 và 3 đúng.
MACRO_2_P5_20: Nếu GDP thực tế tăng lên, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển sang:
○ Trái và lãi suất sẽ tăng lên.
○ Trái và lãi suất sẽ giảm đi.
● Phải và lãi suất sẽ tăng lên.
○ Phải và lãi suất sẽ giảm xuống.
MACRO_2_P5_21: Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến vị trí của đường cung tiền?
○ Quyết định chính sách của NHTW.
● Lãi suất.
○ Quyết định cho vay của các NHTM.
○ Hoạt động thị trường mở
MACRO_2_P5_22: Với các yếu tố khác không đổi, lượng cầu về tiền lớn hơn khi:
○ Chi phí cơ hội của việc giữ tiền thấp hơn.
○ Thu nhập cao hơn.
○ Mức giá cao hơn.
● Tất cả các câu trên đúng.
MACRO_2_P5_23: Lý thuyết ưa thích thanh khoản về lãi suất của Keynes cho rằng lãi suất được quyết định bởi.
○ Cung và cầu vốn.
● Cung và cầu tiền.
○ Cung và cầu lao động.
○ Tổng cung và tổng cầu.
MACRO_2_P5_24: Khi cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất còn trục hoành là lượng tiền, việc cắt giảm lãi suất:
● Làm tăng lượng cầu tiền.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái.
○ Làm giảm lượng cầu tiền.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải.
MACRO_2_P5_25: Khi cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất còn trục hoành là lượng tiền, tăng lãi suất:
○ Làm tăng lượng cầu tiền.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái.
● Làm giảm lượng cầu tiền.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải
MACRO_2_P5_26: Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất và trục hoành là lượng tiền, mức giá tăng:
● Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và tăng lãi suất.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và giảm lãi suất.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và giảm lãi suất.
MACRO_2_P5_27: Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất và trục hoành là lượng tiền, mức giá giảm:
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và tăng lãi suất.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và giảm lãi suất.
● Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và giảm lãi suất.
MACRO_2_P5_28: Trên thị trường sản phẩm, ảnh hưởng ban đầu của sự gia tăng trong cung tiền là:
● Làm dịch chuyển tổng cầu sang phải.
○ Làm dịch chuyển tổng cầu sang trái.
○ Làm dịch chuyển tổng cung sang phải.
○ Làm dịch chuyển tổng cung sang trái
MACRO_2_P5_29: Trên thị trường sản phẩm, ảnh hưởng ban đầu của sự cắt giảm mức cung tiền là:
○ Làm dịch chuyển tổng cầu sang phải.
● Làm dịch chuyển tổng cầu sang trái.
○ Làm dịch chuyển tổng cung sang phải.
○ Làm dịch chuyển tổng cung sang trái.
MACRO_2_P5_30: Động cơ chủ yếu để mọi người giữ tiền là:
● Để giao dịch.
○ Để dự phòng.
○ Để đầu cơ
○ Vì thu nhập từ tiền lãi.
MACRO_2_P5_31: Nếu như lý do để bạn giữ tiền là để trả tiền thuê nhà thì các nhà kinh tế học sẽ xếp khoản tiền đó vào:
○ Động cơ đầu cơ của bạn.
○ Động cơ thu nhập của bạn.
○ Động cơ dự phòng của bạn.
● Động cơ giao dịch.
MACRO_2_P5_32: Lý do nào dưới đây để mọi người giữ tiền cho những khoản chi tiêu theo kế hoạch?
○ Đơn vị hạch toán.
● Động cơ giao dịch.
○ Động cơ đầucơ.
○ Động cơ dự phòng.
MACRO_2_P5_33: Lượng tiền mà mọi người nắm giữ để dùng cho giao dịch:
○ Là một số không đổi theo thời gian.
○ Không có quan hệ gì với lãi suất.
○ Không có quan hệ gì với thu nhập mà mọi người kiếm được.
● Phụ thuộc dương vào thu nhập và phụ thuộc âm vào lãi suất.
MACRO_2_P5_34: Nếu bạn mang tiền theo mình nhiều để đề phòng trường hợp các bạn rủ ở lại ăn trưa, thì các nhà kinh tế sẽ xếp hành vi đó vào:
● Cầu tiền dự phòng của bạn.
○ Cầu tiền đầu cơ của bạn.
○ Cầu tiền giao dịch của bạn.
○ Câu 1 và 3.
MACRO_2_P5_35: Nếu bạn gửi tiền trong tài khoản để chờ mua khi giá cổ phiếu giảm, thì các nhà kinh tế sẽ xếp hành vi đó vào:
○ Cầu tiền dự phòng của bạn.
● Cầu tiền đầu cơ của bạn.
○ Cầu tiền giao dịch của bạn.
○ Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P5_36: Giả sử bạn đang xem xét để quyết định mua một cổ phiếu. Nếu bạn nghĩ giá cổ phiếu sẽ thấp hơn trong tuần tới thì lý do để bây giờ bạn giữ tiền trong tay mà không mua cổ phiếu được coi là:
○ Cầu tiền dự phòng của bạn.
● Cầu tiền đầu cơ của bạn.
○ Cầu tiền giao dịch của bạn.
○ Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P5_37: Chi phí của việc giữ tiền tăng lên khi:
○ Sức mua của đồng tiền tăng lên.
● Lãi suất tăng lên.
○ Giá của hàng hóa và dịch vụ giảm.
○ Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.
MACRO_2_P5_38: Lượng tiền danh nghĩa là:
● Lượng tiền được tính theo số đơn vị tiền tệ hiện hành.
○ Lượng tiền được tính theo số đơn vị tiền tệ vào năm gốc.
○ Lượng tiền được tính bằng số đơn vị GDP.
○ Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P5_39: Khi các yếu tố khác không đổi, mức giá tăng lên gấp 2 lần có nghĩa là:
○ Cầu tiền thực tế tăng lên gấp 2 lần.
● Cầu tiền danh nghĩa tăng lên gấp 2 lần.
○ Cung tiền danh nghĩa tăng lên gấp 2 lần.
○ Cầu tiền danh nghĩa vẫn không thay đổi.
MACRO_2_P5_40: Lượng tiền thực tế bằng:
○ Thu nhập danh nghĩa chia cho mức giá.
● Lượng tiền danh nghĩa chia cho mức giá.
○ Mức giá chia cho lượng tiền danh nghĩa.
○ Lượng tiền danh nghĩa chia cho thu nhập danh nghĩa.