KTL cơ bảnPhân tích hồi quy
Phân tích phương sai một chiều
III. ĐỌC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI MỘT CHIỀU
Kết quả phân tích phương sai một chiều được thể hiện ở các bảng sau:
- Bảng Descriptives trình bày những thông tin tổng quát của biến lnearn trong các nhóm như số quan sát, giá trị trung bình, sai số chuẩn, độ lệch chuẩn, GTLN, GTNN… Theo đó, người lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ có thu nhập cao hơn so với 2 nhóm còn lại.
- Bảng Test for Homogeneity of Variances cho biết kết quả kiểm định về sự đồng nhất của phương sai theo thống kê Levene. Với giá trị .Sig = 0.000 cho thấy có thể bác bỏ giả thuyết \({H_0}\) cho rằng phương sai của các nhóm thay đổi. Kết quả thống kê Welch khi sử dụng kỹ thuật Robust cũng cho thấy điều tương tự.
- Bảng ANOVA tổng hợp kết quả sai số giữa các nhóm trong phân tích như tổng sai số bình phương (Sum of Squares), bậc tự do, trung bình sai số (Mean Square), giá trị thống kê F và mức ý nghĩa (.Sig). Kết quả cho thấy sự sai lệch về thu nhập trong mỗi nhóm không đáng kể so với sự sai lệch giữa các nhóm (giá trị 0.55 so với 242.0). Mức ý nghĩa .Sig = 0.000 cho thấy đủ bằng chứng để bác bỏ \({H_0}\), nghĩa là có sự khác nhau về thu nhập của người lao động ở các nhóm.
- Bảng kiểm định Post Hoc (Post Hoc Tests) bên dưới so sánh từng cặp giá trị thu nhập của người lao động. Kết quả cho thấy thu nhập của người lao động ở lĩnh vực dịch vụ là cao nhất, kế tiếp là công nghiệp và thấp nhất là nông nghiệp. Các sự chênh lệch này đều có ý nghĩa thống kê 1% (.Sig=0.000)
BÀN LUẬN VỀ PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI MỘT CHIỀU
Phân tích phương sai một chiều theo định nghĩa ở trên là sự mở rộng của kiểm định kiểm định t-test trung bình 2 mẫu khi biến phân loại có 2 mức. Vậy chúng ta có thể sử dụng nhiều lần kiểm định t-test trung bình 2 mẫu thay cho phân tích phương sai một chiều không? Chẳng hạn, với biến phân loại 3 mức, thì chúng ta cần thực hiện \(C_3^2 = 3 \) lần kiểm định t-test không?