KTL cơ bảnXử lý dữ liệu

Đồ thị phân tán – SPSS

I. GIỚI THIỆU ĐỒ THỊ PHÂN TÁN

Trước khi tiến hành các phân tích như hồi quy tuyến tính, phân tích tương quan (Pearson, Spearman), ANCOVA… chúng ta thường kiểm tra dữ liệu bằng đồ thị phân tán. Trong các trường hợp này, đồ thị phân tán có thể được sử dụng để:

  • Phát hiện một mối quan hệ tuyến tính giữa 2 biến
  • Phát hiện các điểm dị biệt
  • Thể hiện trực quan mối quan hệ giữa 2 biến.

Chẳng hạn, trước khi thực hiện phân tích hồi quy đa biến về khả năng đọc hiểu (read) của trẻ theo các yếu tố như tuổi (age), khả năng ghi nhớ (mem), chỉ số IQ (iq). Chúng ta có thể lần lượt kiểm tra xem có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với từng biến giải thích bằng cách sử dụng đồ thị phân tán.

Trong ví dụ này, tôi sẽ minh họa kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến khả năng đọc hiểu (read) với khả năng ghi nhớ (mem) của trẻ. Sử dụng file Dữ liệu hồi quy đa biến

II. MINH HỌA THỰC HÀNH VẼ ĐỒ THỊ PHÂN TÁN TRÊN SPSS

1.

Vào Graphs \( \to \) Legacy Dialogs \( \to \) Scatter/Dot Đồ thị phân tán - Scatter plot

2.

Chọn dạng đồ thị

Cửa sổ Scatter/Dot mở ra cho phép chọn dạng đồ thị phân tán muốn hiển thị. Có 5 dạng đồ thị phân tán thường được sử dụng như: đồ thị phân tán giản đơn (Simple Scatter), dạng trùng lặp, chẳng hạn cho biết mối quan hệ của x theo y1 và y2 (Overlay Scatter), dạng ma trận (Matrix Scatter) và Simple Dot. Ở đây chúng ta muốn biết mối quan hệ giữa read và mem nên có thể chọn dạng Simple Scatter như hình.
Đồ thị phân tán - Scatter plot

3.

Thiết lập đồ thị

Bấm nút Define để thiết lập đồ thị như sau:
– Đưa biến read vào ô Y Axis
– Đưa biến mem vào ô X Axis
Đồ thị phân tán - Scatter plot

Ngoài ra, chúng ta có thể thiết lập hiển thị tên đồ thị và các ghi chú (nếu muốn) ở nút Titles… như sau:
Đồ thị phân tán - Scatter plot

Bấm nút ContinueOK để thực hiện.

1 2Trang sau
Xem thêm
Back to top button