Vấn đề rào cản kỹ thuật với FDI
Rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBTs) có thể làm gia tăng chi phí cho việc chứng nhận, kiểm tra và tuân thủ tại biên giới, khuyến khích MNEs thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thị trường địa phương thay vì xuất khẩu đến thị trường đó. Tuy nhiên, sự quy định nghiêm ngặt của các tiêu chuẩn được tích hợp trong các rào cản kỹ thuật TBTs này có thể làm giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một thị trường cụ thể. Dofile này sẽ thực hiện phân tích tác động của các rào cản kỹ thuật trong thương mại ảnh hưởng như thế nào đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia CESEE.
Kết quả rào cản kỹ thuật – FDI
Kết quả nghiên cứu gợi ý về những động cơ “Tariff Jumping” (chuyển từ xuất khẩu sang đầu tư trực tiếp) đằng sau tác động của biện pháp chính sách thương mại đến FDI. Điều này rõ ràng hơn đối với các rào cản thương mại TBTs phân biệt được áp đặt bởi nền kinh tế địa phương mà nước xuất xứ đã đưa ra mối quan ngại thương mại cụ thể (STC) tại WTO. Do đó, kết quả cho thấy rằng thuế quan và các mối quan ngại thương mại cụ thể (STCs) được đưa ra về các TBTs hạn chế áp đặt bởi các quốc gia CESEE khuyến khích các doanh nghiệp đa quốc gia (MNEs) thực hiện FDI theo chiều ngang (HFDI) trong nền kinh tế CESEE.
Hơn nữa, các rào cản thương mại, TBTs thông thường nhưng chứa đựng các tiêu chuẩn và quy định áp đặt bởi nước xuất xứ làm giảm luồng FDI đi vào trong CESEE. Kết quả này trái ngược với giả thuyết “Regulation Haven” nhưng phù hợp với tài liệu nghiên cứu về tác động của các biện pháp NTMs chất lượng để cải thiện hiệu quả thị trường, tác động bên ngoài tích cực và tính cạnh tranh. Những kết quả này nhất quán trong các mô tả khác nhau bao gồm các biện pháp đo lường khác nhau về các rào cản kỹ thuật TBT thông thường và TBT STCs.
Mô hình trọng lực cấu trúc
Một mô hình trọng lực cấu trúc (structural gravity model) có dạng tổng quát như sau:
$$ FDI_{ijt + k} = e^{\left[ \alpha_1 + \alpha_2 T_{ijt} + \alpha_3 TBT_{ijt} + \alpha_4 TBTSTC_{ijt} + \alpha_5 T_{jit} + \alpha_6 TBT_{jit} + \alpha_7 TBTSTC_{jit} + \omega_{it} + \omega_{jt} + \omega_{ij} + \varepsilon_{ijt} \right]} $$
Trong đó,
- $i, j, t$ lần lượt là các chỉ số đại diện cho quốc gia tiếp nhận, nước đầu tư và thời điểm đầu tư.
- $k$ = 1, 2 là số kì sớm (forward) của biến phụ thuộc để giải quyết vấn đề nội sinh và tương quan trong mô hình.
$FDI_{ijt + k}$ là tổng số vốn FDI tích lũy theo đơn vị đô la Mỹ trong nước tiếp nhận i từ nước gốc j tại thời điểm t + k, được giả định là một hàm của một số yếu tố xác định trong năm k trước đó. - $TBT_{ijt}$ là một chỉ số về TBTs được áp đặt (được thi hành hoặc khởi xướng) bởi quốc gia i đối với hàng nhập khẩu từ quốc gia j vào thời điểm t;
- $TBTSTC_{ijt}$ bao gồm một chỉ số về các trường hợp tranh chấp kỹ thuật (được thông báo cho Ủy ban WTO) do quốc gia j gửi đến các biện pháp TBT được áp đặt bởi quốc gia i trong năm t chưa được giải quyết hoặc rút lại cho đến năm đó.
- $T_{ijt}$ là mức thuế trung bình đơn giản tính bằng điểm phần trăm mà quốc gia i áp đặt cho hàng nhập khẩu từ quốc gia j vào thời điểm t. Trong khi ước tính dương của $\alpha_2$ cho thấy sự tồn tại của FDI theo chiều ngang, đối với FDI theo chiều dọc, chi phí thương mại của các sản phẩm xuất khẩu vào quốc gia gốc cũng quan trọng, do đó, các biện pháp chính sách thương mại đảo ngược cũng được bao gồm trong mô hình hồi quy như $TBT_{jit}$, $TBTSTC_{jit}$ và $T_{jit}$.
Rào cản kỹ thuật, TBT
Các rào cản kỹ thuật TBTs chứa các quy định và tiêu chuẩn trong một nền kinh tế có thể giảm nhập khẩu các sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của chúng. Điều này khuyến khích những động cơ “tariff jumping” thúc đẩy FDI. Hơn nữa, một tăng của biến số này cho thấy mức độ nghiêm ngặt của các biện pháp chính sách thương mại và các tiêu chuẩn và quy định liên quan tới chúng trong một nền kinh tế. Dựa trên “regulation haven hypothesis“, mức $TBT_{ijt}$ lớn sẽ làm giảm sự hấp dẫn của FDI vào nước tiếp nhận i. Do đó, dấu của $\alpha_3$ và $\alpha_4$ phụ thuộc vào sức mạnh đối lập của hai giả thuyết này.
Tương tự như cùng một logic, $\alpha_6$ và $\alpha_7$ có thể trở thành dương hoặc âm, tùy thuộc vào việc nhiều quy định tại quốc gia gốc có thể thúc đẩy MNEs tiến hành FDI ở nước khác do quá mức quy định, hoặc làm giảm sự quan tâm của các doanh nghiệp tiến hành FDI theo chiều dọc do các quy định thương mại hạn chế trong nước.
Dữ liệu FDI song phương bao gồm nhiều giá trị 0 (khoảng 27% số quan sát trong mẫu). Việc biến đổi biến FDI thành logarithm sẽ loại bỏ 27% mẫu, gây ra sự lãng phí và khả ước tính sai lệch. Để có kết quả ước tính không chệch, sử dụng phương pháp PPML theo Silva và Tenreyro (2006) và Head và Ries (2008). Quy trình ước tính PPML bao gồm hiệu ứng cố định đa chiều được thực hiện bằng gói Stata. Để giảm thiểu sự thiên chệch nội sinh do tác động ngược và tương quan đồng thời, biến phụ thuộc được tính cho một và hai độ trễ trước đó (k = 1, 2) và được sử dụng trong hai mô hình riêng biệt tương ứng.
Vì tác động song phương của các biến chính sách thương mại đến luồng FDI song phương là mối quan tâm chính. Do đó, để kiểm soát các biến thời gian biến đổi theo quốc gia như GDP, nghiên cứu sử dụng hiệu ứng cố định theo thời gian của quốc gia tiếp nhận $\omega_{it}$ và quốc gia đi đầu tư $\omega_{jt}$, cùng với hiệu ứng cố định theo cặp quốc gia $\omega_{ij}$ để kiểm soát bất kỳ mối quan hệ bất biến theo thời gian giữa hai quốc gia như khoảng cách, mối quan hệ thuộc địa, ngôn ngữ và chia sẻ biên giới. Trong mô hình FDI này, với các hiệu ứng cố định này, sự biến đổi tương quan duy nhất giữa luồng FDI và các biện pháp chính sách thương mại sẽ là những gì còn lại giữa i và j và thay đổi theo thời gian.
Lê Hồng Hạnh (xác minh chủ tài khoản) –
Nội dung tôi cần không có
Thuyết Nguyễn –
Cảm ơn bạn đã chia sẻ nhận xét về dịch vụ kinh tế lượng của vietlod.com. Chúng tôi rất trân trọng sự góp ý của bạn. Bạn có thể giúp chúng tôi mô tả cụ thể hơn về những điểm mà bạn không hài lòng với dịch vụ của chúng tôi? Điều này sẽ giúp chúng tôi khắc phục những sai sót và nâng cao trải nghiệm của bạn trong tương lai.
Lương Võ Hùng (xác minh chủ tài khoản) –
Dịch vụ kinh tế lượng của vietlod.com có giao diện trang web thân thiện và dễ sử dụng, cho phép các nhà nghiên cứu có thể đăng ký, đặt hàng và thanh toán một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Thuyết Nguyễn –
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn vietlod.com! Chúng tôi mong được phục vụ bạn nhiều lần nữa trong tương lai.