Please Enable JavaScript in your Browser to visit this site

Xử lý dữ liệu

Tải bộ dữ liệu chỉ số PCI 2005 – 2019

Chỉ số PCI đo lường, phản ánh gì?

Chỉ số PCI gồm 10 chỉ số thành phần, phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có:

  • Chi phí gia nhập thị trường thấp;
  • Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định;
  • Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai;
  • Chi phí không chính thức thấp;
  • Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng;
  • Môi trường cạnh tranh bình đẳng;
  • Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp;
  • Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao;
  • Chính sách đào tạo lao động tốt; và
  • Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả.

Phương pháp tính chỉ số PCI

Chỉ số PCI được xây dựng theo quy trình 3 bước, gồm: (i) Thu thập thông tin từ dữ liệu điều tra và các nguồn dữ liệu đã công bố khác; (ii) Tính toán 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa trên thang điểm 10; và (iii) Gán trọng số và tính điểm số PCI tổng hợp gồm điểm trung bình của 10 chỉ số thành phần trên thang điểm tối đa 100.

Phương pháp chọn mẫu

Doanh nghiệp tham gia điều tra PCI được chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng nhằm đảm bảo tính đại diện của cộng đồng doanh nghiệp tại từng tỉnh, theo các tiêu chí: tuổi doanh nghiệp, loại hình kinh doanh và ngành nghề.

LINK TẢI BỘ DỮ LIỆU PCI

Bộ chỉ số PCI trong giai đoạn 2005 – 2019 được tải về tại:

[1] Riêng năm 2005 chỉ thực hiện khảo sát cho 42 tỉnh/TP trên cả nước. Trong danh sách này không có Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Hà Tây. Ngoài ra, do Hà Tây nhập vào Hà Nội năm 2008 nên chỉ số PCI của Hà Tây chỉ có đến năm 2008.

Previous page 1 2
Back to top button