KTL cơ bản

Một số thuật ngữ thường dùng trong SEM

  • Measurement model là mô hình đo lường – một mô hình SEM sẽ chỉ rõ các biến chỉ báo cho mỗi khái niệm và cho phép đánh giá khái niệm hợp lệ (construct validity).
  • Model là mô hình. Thông thường một mô hình trong SEM gồm hai phần. Thứ nhất là mô hình đo lường. Nó mang tính lý thuyết cho thấy cách các biến đo lường kết hợp với nhau để mô tả cho khái niệm. Phần thứ hai là mô hình cấu trúc, cho biết mối quan hệ giữa các khái niệm tương tự như mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích. Mô hình này có thể được mô tả dưới dạng một sơ đồ nhánh (path diagram).
  • Model respecification là đặc tả lại mô hình – biến đổi một mô hình hiện có với các tham số đã được ước lượng để điều chỉnh các tham số không phù hợp trong quá trình ước lượng hoặc tạo ra một mô hình cạnh tranh để so sánh.
  • Nested model là mô hình lồng nhau – một mô hình được lồng trong một mô hình khác nếu nó có cùng một số khái niệm và được hình thành từ một mô hình khác bằng cách thay đổi các mối quan hệ. Dạng phổ biến nhất của mô hình lồng nhau xảy ra khi một mối quan hệ riêng rẽ được thêm vào hoặc loại ra từ một mô hình khác. Vì vậy, một mô hình với ít tham số ước lượng hơn được lồng vào một mô hình tổng quát hơn.
  • Null model là mô hình không – một mô hình cơ sở hoặc mô hình tiêu chuẩn được sử dụng làm cơ sở so sánh trong bộ chỉ số phù hợp tăng cường (incremental fit indicies). Mô hình Null được giả định rằng là mô hình đơn giản nhất mà có thể được lý thuyết điều chỉnh.
  • Parsimony fit indices là chỉ số tối giản – đo lường mức độ phù hợp tổng quát (GOF) cho biết mức độ phù hợp của mô hình trên mỗi hệ số ước lượng được. Cách đo này cố gắng khắc phục vấn đề phù hợp quá mức (overfitting) của mô hình và đánh giá sự đơn giản tối thiểu của mô hình.
  • Path analysis là phân tích nhánh – một dạng tổng quát đối với cách tiếp cận sử dụng các mối tương quan hai biến để ước lượng các mối quan hệ trong mô hình SEM. Phân tích nhánh xác định độ mạnh của các nhánh được thể hiện trong sơ đồ nhánh.
  • Path diagram là so đồ nhánh – một dạng trực quan của một mô hình, thể hiện đầy đủ các mối quan hệ giữa các khái niệm. Các mối quan hệ phụ thuộc được biểu diễn bởi các mũi tên thẳng với mũi tên phát ra từ các biến giải thích và các đầu mũi tên chỉ vào khái niệm phụ thuộc (hoặc biến). Mũi tên cong mô tả cho mối tương quan giữa các khái niệm hoặc các chỉ báo (không phải ngụ ý có mối quan hệ nhân quả).
  • Reliability là độ tin cậy – đo lường mức độ tin cậy bên trong của tập biến đo lường cho một khái niệm. Các chỉ báo của một khái niệm có độ tin cậy cao sẽ có tương quan lẫn nhau cao, cho biết chúng dường như đo lường cùng một khái niệm. Độ tin cậy riêng rẽ của mỗi biến có thể được tính bằng 1.0 trừ đi sai số đo lường. Lưu ý rằng một độ tin cậy cao không đảm bảo rằng một khái niệm đang mô tả những gì nó giả định được thể hiện. Đó chỉ là điều kiện cần chứ không đủ để đánh giá tính hợp lý .
  • Residual là phần dư – đó chính là sự chênh lệch giữa giá trị ước lượng được và giá trị thực cho một mối quan hệ bất kì. Trong các phân tích SEM, các phần dư được tính là sự khác nhau giữa các ma trận hiệp phương sai quan sát với ma trận hiệp phương sai ước lượng được.
  • Spurious relationship là mối quan hệ mơ hồ – cho biết một mối quan hệ là sai hoặc giả. Một mối quan hệ có thể là mơ hồ khi một khái niệm (biến) giải thích cho cả nguyên nhân lẫn kết quả bị bỏ sót trong phân tích.
  • Structural Equation Modelling (SEM) là mô hình phương trình cấu trúc – một kỹ thuật phân tích đa biến kết hợp các khía cạnh của phân tích nhân tố và hồi quy đa biến để tạo điều kiện cho nhà nghiên cứu xem xét đồng thời nhiều mối quan hệ phụ thuộc tương hỗ giữa các biến đo lường với các khái niệm ẩn, cũng như giữa các khái niệm ẩn với nhau.
  • Structural model là mô hình cấu trúc – tập hợp của một hoặc nhiều mối quan hệ phụ thuộc liên kết với các khái niệm giả thuyết của mô hình. Mô hình cấu trúc đặc biệt hữu ích trong việc mô tả mối quan hệ giữa các biến với các khái niệm.
  • Structural relationship là mối quan hệ cấu trúc – đó là mối quan hệ phụ thuộc (dạng hồi quy) mô tả mối quan hệ giữa hai khái niệm bất kì. Các mối quan hệ cấu trúc được thể hiện với một mũi tên (một đầu). Các khái niệm ngoại sinh không phụ thuộc vào khái niệm khác. Khái niệm nội sinh có thể bị phụ thuộc bởi khái niệm ngoại sinh hoặc nội sinh khác.
Trang trước 1 2 3
Back to top button