Please Enable JavaScript in your Browser to visit this site

KTL cơ bản

Một số thuật ngữ thường dùng trong SEM

  • Construct là khái niệm – khái niệm không quan sát được hay còn gọi là khái niệm ẩn mà các nhà nghiên cứu có thể định nghĩa, nhưng không thể đo trực tiếp. Một khái niệm có thể được định nghĩa trong một mức độ đặc thù khác nhau, dao động từ khái niệm hẹp đến các khái niệm phức tạp hay trừu tượng. Một khái niệm không thể được đo trực tiếp và chính xác hoàn hảo mà phải được đo thông qua các biến đo lường thành phần (items).
  • Construct validity là tính hợp lí của khái niệm – mức độ mà một tập hợp các biến đo lường thực sự đại diện cho khái niệm lý thuyết tiềm ẩn được mà chúng được thiết kế để đo lường.
  • Degrees of freedom là bậc tự do – cho biết số lượng thông tin sẳn có để tính toán phân phối mẫu của dữ liệu sau khi các tham số của mô hình đã được ước lượng. Trong các mô hình SEM, bậc tự do được tính bằng số covariances/correlations (moments) không thừa trong ma trận dữ liệu đầu vào vào trừ đi số tham số ước lượng. Nhà nghiên cứu cố gắng tối đa hóa bậc tự do sẳn có khi vẫn giữ được độ phù hợp tốt nhất cho mô hình.
  • Dependence relationship là mối quan hệ phụ thuộc – một dạng hồi quy của mối quan hệ được thể hiện bởi mũi tên từ một biến độc lập hoặc khái niệm đến một biến phụ thuộc hoặc khái niệm. Các mối quan hệ điển hình trong SEM kết nối các khái niệm với các biến đo lường hoặc khái niệm (ngoại sinh) giải thích tới khái niệm (nội sinh) kết quả.
  • Endogenous construct là khái niệm nội sinh – tương đương biến phụ thuộc. Trong sơ đồ nhánh (path diagram) một hoặc nhiều mũi tên dẫn vào khái niệm nội sinh.
  • Equivalent models là các mô hình tương đương – các mô hình SEM có cùng ma trận hiệp phương sai quan sát với cùng mức độ phù hợp và bậc tự do (các mô hình lồng nhau) nhưng khác nhau ở một hoặc vài đường dẫn (paths). Số lượng mô hình tương đương gia tăng nhanh chóng khi tính phức tạp của mô hình gia tăng, như là lời giải thích chứng minh nó cũng phù hợp tốt như mô hình đề xuất.
  • Exogenous construct là khái niệm ngoại sinh – tương đương biến độc lập. Nó là các khái niệm được xác định bởi các yếu tố bên ngoài mô hình.
  • Exploratory analysis là phân tích xác nhận – một kỹ thuật phân tích xác định các mối quan hệ có thể có chỉ trong dạng tổng quát nhất, sau đó sử dụng các kỹ thuật phân tích đa biến để làm rõ các mối quan hệ đó. Ngược lại của phân tích khẳng định, nhà nghiên cứu không cố gắng để xác nhận bất kì mối quan hệ nào được xác định trước đó để phân tích, nhưng thay vào đó cho phép phương pháp và dữ liệu xác định trạng thái tự nhiên của các mối quan hệ.
  • Fixed parameter là tham số cố định – tham số có một giá trị được xác định trước (gán) bởi nhà nghiên cứu.
  • Free parameter là tham số tự do – tham số được ước lượng bởi chương trình, cho biết độ mạnh của một mối quan hệ cụ thể. Những tham số này có thể xuất hiện trong mô hình đo lường (thường được kí hiệu là các hệ số tải của các biến chỉ báo đến các khái niệm), cũng như trong mô hình cấu trúc (mối quan hệ giữa các khái niệm).
  • Goodness-of-fit (GOF) là độ phù hợp – phép đo cho biết mức độ phù hợp của một mô hình cụ thể ứng với ma trận hiệp phương sai quan sát của các biến chỉ báo.
  • Incremental fit indices là chỉ số phù hợp tăng cường – nhóm các chỉ số GOF xem xét mức độ phù hợp của một mô hình cụ thể so với một vài mô hình thay thế cơ sở. Thường gặp nhất với mô hình cơ sở là mô hình Null cho rằng tất cả các biến đo lường không có tương quan lẫn nhau. Bổ sung thêm GOF là hai chỉ số phù hợp tuyệt đối (absolute fit) và phù hợp tối thiểu (parsimonious fit).
  • Indicator là biến chỉ báo – đôi khi còn gọi là biến đo lường – measured hoặc manifest variable, được sử dụng để đo lường một khái niệm ẩn (không đo lường trực tiếp được). Nhà nghiên cứu phải xác định những chỉ báo nào có tương quan với khái niệm ẩn.
  • Latent construct là khái niệm ẩn – một đơn vị của mô hình cấu trúc. Một khái niệm ẩn không được đo lường trực tiếp nhưng có thể được thể hiện hoặc đo lường bởi một hoặc nhiều biến chỉ báo.
  • Measured variable là biến được đo lường – giá trị quan sát được (observed) hoặc được đo lường cho một mục hỏi nhận được từ người trả lời cho câu hỏi được phỏng vấn hoặc từ một số dạng quan sát khác. Các biến đo lường được sử dụng như các biến chỉ báo của các khái niệm ẩn.
  • Measurement error là sai số đo lường – cho biết mức độ mà các biến đo lường không mô tả hoàn hảo khái niệm ẩn quan tâm. Các sai số có thể thay đổi trong quá trình nhập liệu đến việc định nghĩa của các khái niệm. Đối với các nghiên cứu thực nghiệm thì tất cả các khái niệm đều có một mức sai số đo lường nhất định, thậm chí với các biến chỉ báo tốt nhất. Tuy nhiên, mục tiêu của nhà nghiên cứu là làm tối thiểu hóa các sai số đo lường này. SEM có xét đến các sai số đo lường để cung cấp các ước lượng của mối quan hệ giữa các khái niệm chính xác hơn.
Previous page 1 2 3Next page
Back to top button