Kiểm định Chi bình phương – Chi2
I. GIỚI THIỆU VỀ KIỂM ĐỊNH CHI BÌNH PHƯƠNG
Kiểm định Chi bình phương được sử dụng khi chúng ta muốn xem liệu có mối quan hệ giữa hai biến phân loại (categorical variables) trong một tổng thể. Ví dụ, chúng ta quan tâm liệu có mối quan hệ giữa giới tính (gender) và loại hình doanh nghiệp (section) mà người lao động tham gia làm việc.
Khi đó, giả thuyết của kiểm định chi bình phương được phát biểu như sau:
- \({H_0}\): Biến gender và biến section là hai biến độc lập
- \({H_1}\): Biến gender và biến section không phải là hai biến độc lập
Để sử dụng kiểm định chi bình phương thì dữ liệu phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:
- Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên,
- Biến nghiên cứu là các biến phân loại từ 2 mức trở lên, chẳng hạn biến giới tính (nam/nữ), loại hình doanh nghiệp (DNNN, DNTN, FDI, HTX-hộ cá thể)…
- Tần suất kì vọng trong mỗi ô là từ 5 trở lên.
Trang 2 sẽ minh họa thực hành kiểm định Chi bình phương trên SPSS. Trang 3 sẽ hướng dẫn đọc kết quả kiểm định cùng một số lưu ý quan trọng.
II. THỰC HÀNH KIỂM ĐỊNH CHI BÌNH PHƯƠNG TRÊN SPSS
Sử dụng bộ dữ liệu vietlod.sav
Bộ dữ liệu gồm 7287 quan sát là người lao động trên cả nước. Các thông tin khảo sát chính bao gồm: giới tính (gender), tuổi (age), dân tộc (ethnic), bằng cấp (degree), nơi sinh sống (region, urban), số năm đi học (school), số năm kinh nghiệm (exp), loại hình doanh nghiệp (section), lĩnh vực làm việc (structure), thu nhập (earn)…
Thực hiện kiểm định chi bình phương về mối quan hệ giữa hai biến gender và section đã nêu ở trên, trên phần mềm SPSS chúng ta thực hiện như sau:
– Vào Analyze \( \to \) Descriptives Statistics \( \to \) Crosstabs…
– Tại cửa sổ Crosstabs đưa biến giới tính gender vào ô Row(s): và biến section vào ô Column(s):. Bạn có thể chọn hiển thị đồ thị thanh ở phần Display clustered bar charts như hình bên dưới:
– Bấm nút Statistics… \( \to \) chọn tùy chọn Chi-square và Cramer’s V như hình sau:
– Bấm nút Continue
– Bấm nút Cells… và thiết lập các thông số như hình:
– Bấm Continue và OK để tiến hành thực hiện.