Kiểm địnhKTL cơ bản

Độ phù hợp chi bình phương

II. Thực hành kiểm định độ phù hợp chi bình phương trên SPSS

Sử dụng bộ dữ liệu hsb2.sav. Đối tượng khảo sát của bộ dữ liệu này là 200 học sinh từ trung học trở xuống. Các biến chính trong bộ dữ liệu bao gồm điểm số các môn toán (math), đọc (read), viết (write), chương trình học (prog), giới tính (female)… Trở lại ví dụ ở trên, giả thuyết thống kê được phát biểu như sau:

  • \({H_0}\): Tỉ lệ sắc tộc của các học sinh trung học là 10% TBN/BĐN, 10% Châu Á, 10% Mỹ gốc phi và 70% Mỹ da trắng
  • \({H_1}\): Tỉ lệ sắc tộc của các học sinh trung học không theo tỉ lệ trên.

– Vào Analyze \( \to \) Nonparametric Tests \( \to \) Legacy dialogs \( \to \) Chi-square… Kiểm định Độ phù hợp chi bình phương - Kinh tế lượng

– Cửa sổ Chi-square Test mở ra và đưa biến race) vào khung Test Variable List:

Tại ô Values nhập lần lượt các tỉ lệ ứng với các giá trị của biến race). Cụ thể nhập 1 cho hispanic rồi bấm Add và tiếp tục nhập 1 cho asian; 1 cho african-amer và 7 cho white như hình:
Kiểm định Độ phù hợp chi bình phương - Kinh tế lượng

– Bấm OK để thực hiện.

III. Phân tích kết quả kiểm định độ phù hợp chi bình phương

Kết quả thực hiện kiểm định độ phù hợp chi bình phương như sau:
Kiểm định Độ phù hợp chi bình phương - Kinh tế lượng
Giá trị .Sig = 0.170 > 0.05 (hay 5%), điều đó cho thấy ở mức ý nghĩa 5% chúng ta chưa thể bác bỏ giả thuyết ban đầu. Do vậy, chúng ta có thể chấp nhận tỉ lệ sắc tộc của các học sinh trung học trong tổng thể là 10% TBN/BĐN, 10% Châu Á, 10% Mỹ gốc phi và 70% Mỹ da trắng.

 

Trang trước 1 2
Xem thêm
Back to top button