Quản trịTrắc nghiệm

Bộ đề thi trắc nghiệm QTKDQT – Chương 3

Bộ đề thi trắc nghiệm môn Quản trị kinh doanh quốc tế (có đáp án) do tác giả tổng hợp và biên soạn. Nội dung 210 câu hỏi trắc nghiệm, được trình bày trong 6 chương:

  • Chương 1: Tổng quan về hoạt động kinh doanh quốc tế (34 câu)
  • Chương 2: Môi trường Kinh doanh quốc tế (47 câu)
  • Chương 3: Hoạch định chiến lược toàn cầu (46 câu)
  • Chương 4: Marketing
  • Chương 5: Quản trị chuỗi cung ứng (27 câu)
  • Chương 6: Quản trị tài chính quốc tế (53 câu)

Bài viết này sẽ tổng hợp câu hỏi và đáp án của 45 câu hỏi trắc nghiệm chương 3 với các nội dung về (i) Các chiến lược hội nhập (chiến lược Global, chiến lược Multidomestics, chiến lược International, chiến lược Transnational); (ii) Các bước thực hiện chiến lược; (iii) Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh…

THAM GIA TRẮC NGHIỆM

KDQT_VN1_C3_1: Thứ tự đúng của các giai đoạn quốc tế hóa?
○ Domestic, Transnational, Global, International, Multinational
● Domestic, International, Multinational, Global, Transnational
○ Domestic, Multinational, International, Transnational, Global
○ Domestic, International, Transnational, Multinational, Global

KDQT_VN1_C3_2: Loại thông tin được thu thập lần đầu tiên thông qua việc trả lời các câu hỏi cụ thể được gọi là:
● Dữ liệu sơ cấp
○ Dữ liệu thứ cấp
○ Dữ liệu chọn lọc
○ Dữ liệu liên quan

KDQT_VN1_C3_3: Chiến lược hoạt động nào liên quán đến cắt giảm chi phí và có trách nhiệm với nước sở tại cao nhất?
○ Chiến lược quốc tế (International strategy)
○ Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
● Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
○ Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)

KDQT_VN1_C3_4: Chiến lược hoạt động nào liên quán đến cắt giảm chi phí và có trách nhiệm với nước sở tại thấp nhất?
● Chiến lược quốc tế (International strategy)
○ Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
○ Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
○ Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)

KDQT_VN1_C3_5: Chiến lược tận dụng cơ hội mở rộng hoạt động ra nước ngoài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước được định nghĩa là:
○ Chiến lược quốc tế (International strategy)
● Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
○ Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
○ Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)


KDQT_VN1_C3_6: Chiến lược mở rộng hoạt động ra nước ngoài bằng cách giao quyền tự chủ hoạt động cho các ban điều hành sở tại và theo định hướng tách biệt địa phương được định nghĩa là:
○ Chiến lược quốc tế (International strategy)
○ Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
○ Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
● Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)

KDQT_VN1_C3_7: Chiến lược mở rộng hoạt động ra nước ngoài bằng cách xem thị trường toàn cầu là 1 thị trường đơn lẻ, với mức chi phí cạnh tranh được định nghĩa là:
○ Chiến lược quốc tế (International strategy)
● Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
○ Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
○ Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)

KDQT_VN1_C3_8: Chiến lược mở rộng hoạt động ra nước ngoài nhằm khai thác các lợi thế kinh tế bản địa, kết hợp nâng cao nâng lực lõi được định nghĩa là:
○ Chiến lược quốc tế (International strategy)
○ Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
● Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
○ Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)

KDQT_VN1_C3_9: Chiến lược hoạt động nào sử dụng hình thức xuất khẩu/nhập khẩu hoặc cấp phép kinh doanh cho các sản phẩm đã có?
● Chiến lược quốc tế (International strategy)
○ Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
○ Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
○ Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)
○ Không phải các chiến lược trên

KDQT_VN1_C3_10: Trong mô hình 5 sức ép, ngoài các yếu tố như khả năng mặc cả của người mua, khả năng mặc cả của người bán, sự cạnh tranh của các đối thủ trong cùng ngành và sự cạnh tranh của những người mới gia nhập thì yếu tố còn lại là:
○ Các yếu tố liên quan đến văn hóa, xã hội tác động đến môi trong hoạt động công ty
○ Các rủi ro pháp luật – chính trị nơi quốc gia công ty đang hoạt động.
○ Các yếu tố kinh tế nơi quốc gia công ty đang hoạt động
● Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế sản phẩm của công ty

KDQT_VN1_C3_11: Một ngành có đặc điểm như ít có doanh nghiệp đạt được lợi thế theo quy mô hoặc ít có các tác quyền, nhãn hiệu, bằng sáng chế… thì sẽ làm cho:
○ Sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành cao.
● Sự đe dọa của các đối thủ tiềm năng tăng.
○ Năng lực mặc cả của nhà cung cấp tăng.
○ Năng lực mặc cả của người mua tăng.
○ Mối đe dọa của sản phẩm thay thế giảm.

KDQT_VN1_C3_12: Khi một công ty thực hiện đánh giá môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, xác định nhiệm vụ cơ bản, các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của mình và thực hiện kế hoạch hành động để đạt được những mục tiêu đó, nghĩa là nó đang tham gia vào:
● Lập kế hoạch chiến lược.
○ Cơ cấu chiến lược.
○ Điều chỉnh bộ máy điều hành.
○ Tất cả các đáp án trên

KDQT_VN1_C3_13: Bước đầu tiên mà công ty phải có trong quá trình hoạch định chiến lược là?
○ Phân tích môi trường bên ngoài.
○ Thiết lập các mục tiêu.
○ Phân tích môi trường bên trong.
● Xác định nhiệm vụ cơ bản của nó.

KDQT_VN1_C3_14: Sự giảm giá của một sản phẩm có độ co dãn của cầu theo giá là tương đối co giãn sẽ dẫn đến điều nào sau đây?
○ Tổng danh thu không thay đổi.
● Tổng danh thu cao hơn.
○ Tổng chi phí thấp hơn.
○ Tổng lợi nhuận thấp hơn.
○ Tổng doanh thu thấp hơn.

KDQT_VN1_C3_14: Sự giảm giá của một sản phẩm có độ co dãn của cầu theo giá là ít co giãn sẽ dẫn đến điều nào sau đây?
○ Tổng danh thu không thay đổi.
○ Tổng danh thu cao hơn.
○ Tổng chi phí thấp hơn.
○ Tổng lợi nhuận thấp hơn.
● Tổng doanh thu thấp hơn.

KDQT_VN1_C3_15: Nếu Toyota nhận ra rằng nhiều mẫu xe của mình tại thị trường Mỹ bán không được bán chạy và họ quyết định chấm dứt chúng, nghĩa là nó đang tham gia vào:
○ Đánh giá môi trường.
● Kiểm soát và đánh giá.
○ Đánh giá thông tin.
○ Phân tích chuỗi giá trị.

1 2 3 4Next page
Back to top button