Quản trịTrắc nghiệm

Bộ đề thi trắc nghiệm QTKDQT – Chương 2

KDQT_VN1_C2_37: Nếu lạm phát ở Mỹ tăng lên so với các nước khác, người ta cho rằng giá của đồng USD sẽ:
○ Có thể tăng hoặc giảm
○ Vẫn giữ nguyên
● Giảm
○ Tăng

KDQT_VN1_C2_38: Chỉ tiêu nào sau đây là một chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi để đánh giá các tiêu chuẩn cuộc sống?
○ GNP thực tế trên một đơn vị vốn.
● GNP thực tế trên đầu người.
○ GNP thực tế mỗi người sử dụng.
○ GNP danh nghĩa mỗi người sử dụng.
○ GNP danh nghĩa trên đầu người.

KDQT_VN1_C2_39: Một công ty của Mỹ có sản phẩm dư thừa nhưng không muốn bán vào thị trường Mỹ vì sẽ làm giảm giá trong nước, thay vào đó là bán nó tại một quốc gia khác ở mức dưới giá thành sản xuất. Điều này gọi là gì?
● Bán phá giá.
○ Đối kháng.
○ Thương mại quốc tế
○ Không có ở trên.

KDQT_VN1_C2_40: Trong cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát, tỷ giá được xác định trên cơ sở
○ Quy luật cung – cầu
○ Chính phủ ấn định tỷ giá
○ Quy luật cung – cầu, nhưng có sự can thiệp điều chỉnh của chính phủ
○ Ngân hàng Trung ương của quốc gia đó quyết định.

KDQT_VN1_C2_41: Chỉ tiêu nào sau đây là một chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi để đánh giá các chất lượng nguồn nhân lực?
○ Trình độ học vấn của người lao động.
○ Tuổi thọ của người dân.
● Chỉ số HDI.
○ Thu nhập trung bình của người dân.
○ Tất cả đều sai.

KDQT_VN1_C2_42: Chính phủ các nước sở tại thường gây áp lực cho các doanh nghiệp đa quốc gia về việc:
○ Thuê nhân nhân địa phương.
○ Sử dụng các nguyên vật liệu địa phương.
○ Đào tạo các nhà quản lý tại chỗ.
● Tất cả các câu trên.

KDQT_VN1_C2_43: Nếu một quốc gia có giá trị xuất khẩu nhiều hơn giá trị nhập khẩu, có thể nói rằng quốc gia đó đang có:
○ Thâm hụt cán cân thanh toán
○ Thâm hụt cán cân thương mại
● Thặng dư cán cân thương mại
○ Thặng dư cán cân thanh toán
○ Thâm hụt cán cân vãng lai

KDQT_VN1_C2_44: Quá trình mà theo đó một chính phủ cần sở hữu tài sản doanh nghiệp tư nhân được gọi là:
● Quốc hữu hóa
○ Chiếm hữu lại.
○ Tư nhân hoá.
○ Tái cơ cấu

KDQT_VN1_C2_45: Điều nào sau đây không phải lý do để dựng lên các rào cản thương mại?
○ Giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài.
○ Bảo vệ công ăn việc làm tại địa phương.
● Thúc đẩy hoạt động nhập khẩu.
○ Khuyến khích sản xuất trong nước.

KDQT_VN1_C2_46: Một công ty của Mỹ có sản phẩm dư thừa nhưng không muốn bán vào thị trường Mỹ vì sẽ làm giảm giá trong nước, thay vào đó là bán nó tại một quốc gia khác ở mức dưới giá thành sản xuất. Điều này gọi là gì?
● Bán phá giá.
○ Đối kháng.
○ Thương mại quốc tế
○ Không có ở trên.

Trang trước 1 2 3 4
Xem thêm
Back to top button