Bộ đề thi trắc nghiệm QTKDQT – Chương 2
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Quản trị kinh doanh quốc tế (có đáp án) do tác giả tổng hợp và biên soạn. Nội dung 210 câu hỏi trắc nghiệm, được trình bày trong 6 chương:
- Chương 1: Tổng quan về hoạt động kinh doanh quốc tế (34 câu)
- Chương 2: Môi trường Kinh doanh quốc tế (47 câu)
- Chương 3: Hoạch định chiến lược toàn cầu (46 câu)
- Chương 4: Marketing
- Chương 5: Quản trị chuỗi cung ứng (27 câu)
- Chương 6: Quản trị tài chính quốc tế (53 câu)
Bài viết này sẽ tổng hợp câu hỏi và đáp án của 47 câu hỏi trắc nghiệm chương 2 với các nội dung về môi trường trong hoạt động kinh doanh quốc tế như (i) môi trường văn hóa – xã hội; (ii) môi trường kinh tế; (iii) môi trường pháp luật – Chính trị.
THAM GIA TRẮC NGHIỆM
KDQT_VN1_C2_1: Trường hợp về một hợp đồng R&D giữa một công ty R&D Mỹ (đại diện là nữ doanh nhân người Mỹ) với một công ty của Anh (đại diện là nam doanh nhân người Anh). Mọi chuyện liên lạc, trao đổi diễn ra suông sẻ cho đến khi phái đoàn Mỹ bay qua Anh để ký hợp đồng. Cuộc gặp diễn ra không suông sẻ khi nữ doanh nhân người Mỹ cho rằng có điều gì đó không ổn từ phía đối tác (dường như họ đang che giấu điều gì). Theo họ, trong suốt quá trình đàm phán phía công ty Anh không ai nhìn vào mắt họ, kể cả người đại diện thường xuyên liên lạc. Lý do giải thích cho việc này là:
○ Công ty Anh đang có vấn đề và đang cố giấu nó trước phái đoàn Mỹ
○ Phái đoàn công ty Anh ngại nhìn thẳng vào mắt của nữ doanh nhân Mỹ
● Văn hóa Anh cho rằng trước khi trở thành thân thiết thì việc nhìn thẳng vào mắt người đối diện là bất lịch sự, trong khi đó văn hóa Mỹ cho rằng sự chân thành được thể hiện trong việc nhìn thẳng vào mắt nhau khi trao đổi
○ Lý do tế nhị khác
KDQT_VN1_C2_2: Trong giao tiếp công sở, việc sếp nam tặng hoa cho thư kí để bày tỏ sự cảm kích về sự giúp đỡ là:
○ Vấn đề bình thường và được chấp nhận trong tất cả các nền văn hóa
○ Vấn đề không bình thường và không được chấp nhận trong tất cả các nền văn hóa
● Tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa giao tiếp công sở ở mỗi quốc gia.
○ Tùy thuộc vào mục đích của vị sếp nam này.
KDQT_VN1_C2_3: Hàng rào phi thuế quan bao gồm:
○ Hạn ngạch, thuế giá trị gia tăng, luật chống bán phá giá
● Hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, luật chống bán phá giá, quan liêu hải quan
○ Hàng rào kỹ thuật, quan liêu hải quan, thuế giá trị gia tăng, quy định giá trần
○ Tất cả đều sai
KDQT_VN1_C2_4: Sự hạn chế trong giao dịch thương mại quốc tế có thể bao gồm các các hàng rào phi thuế quan, chẳng hạn như _____ và _____.
○ Thuế suất, thuế quan
● Hạn ngạch, quy định kỹ thuật
○ Thuế, phí
○ Trợ cấp, thuế
KDQT_VN1_C2_5: Bán phá giá đề cập đến vấn đề:
○ Xuất khẩu các sản phẩm mà trong nước không có nhu cầu ra bên ngoài
● Xuất khẩu các sản phẩm với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất ở nước nhập khẩu
○ Chỉ xuất khẩu các sản phẩm chất lượng xấu nhất
○ Tất cả đều đúng
KDQT_VN1_C2_6: Rủi ro chính trị bao gồm:
○ Rủi ro quyền sở hữu
○ Rủi ro quyền chuyển giao
○ Rủi ro hoạt động
● Tất cả các rủi ro trên
KDQT_VN1_C2_7: Một mức thuế 20 cents trên mỗi đơn vị tỏi nhập khẩu là một ví dụ của:
● Thuế cụ thể
○ Thuế giá trị
○ Thuế định danh
○ Thuế bảo vệ nhập khẩu
KDQT_VN1_C2_8: Các công cụ chủ yếu trong chính sách phi thuế quan của hoạt động thương mại quốc tế là: hạn ngạch (quota) hạn chế xuất khẩu tự nguyện, trợ cấp xuất khẩu và _________
○ Bảo hộ hàng sản xuất trong nước
○ Cấm nhập khẩu.
○ Bán phá giá
● Những quy định chủ yếu về tiêu chuẩn kỹ thuật
KDQT_VN1_C2_9: Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam là:
● Chính sách thả nổi có kiểm soát của nhà nước
○ Thả nổi
○ Tự do.
○ Nhà nước hoàn toàn kiểm soát
KDQT_VN1_C2_10: Sức mua của đồng nội tệ giảm so với động ngoại tệ làm cho:
● Xuất khẩu thuận lợi và nhập khẩu gặp khó khăn.
○ Xuất khẩu thuận lợi và nhập khẩu thuận lợi.
○ Xuất khẩu gặp khó khăn và nhập khẩu thuận lợi.
○ Xuất khẩu khó khăn và nhập khẩu khó khăn.
KDQT_VN1_C2_11: Vai trò của thuế quan trong thương mại quốc tế?
○ Điều tiết xuất nhập khẩu, bảo hộ thị trường nội địa
○ Tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước
○ Giảm thất nghiệp trong nước
● Tất cả các câu trên
KDQT_VN1_C2_12: Nếu như đồng Việt Nam tăng giá so với đồng Đôla Mỹ thì sẽ đẫn đến:
● Xuất khẩu của Việt Nam giảm
○ Xuất khẩu của Việt Nam tăng
○ Xuất khẩu của Mỹ giảm
○ Nhập khẩu của Mỹ tăng
KDQT_VN1_C2_13: Thuế quan nhập khẩu làm cho:
● Tăng giá nội địa của hàng nhập khẩu
○ Tăng mức tiêu dùng trong nước
○ Giảm giá nội địa của hàng nhập khẩu
○ Cả tăng giá nội địa và tăng tiêu dùng trong nước
KDQT_VN1_C2_14: Công cụ hạn chế xuất khẩu tự nguyện được sử dụng trong trường hợp:
● Các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một số mặt hàng
○ Các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá nhỏ ở một số mặt hàng
○ Các quốc gia có khối lượng nhập khẩu quá lớn ở một số mặt hàng
○ Các quốc gia có khối lượng nhập khẩu quá nhỏ ở một số mặt hàng
KDQT_VN1_C2_15: Sự khác biệt của hạn ngạch nhập khẩu so với thuế quan nhập khẩu:
○ Hạn ngạch nhập khẩu không đem lại thu nhập cho chính phủ và không có tác dụng hỗ trợ cho các loại thuế khác
○ Hạn ngạch nhập khẩu có thể biến một doanh nghiệp trong nước thành một nhà độc quyền
○ Hạn ngạch nhập khẩu đưa tới sự hạn chế số lượng nhập khẩu, đồng thời gây ảnh hưởng đến giá nội địa hàng hoá
● Vừa không mang lại thu nhập cho chính phủ vừa có khả năng hình thành các doanh nghiệp độc quyền
KDQT_VN1_C2_16: Về khía cạnh văn hóa, để thành công trong hoạt động KDQT đòi hỏi nhà quản lý cần phải có 3 điều nào sau đây:
● Am hiểu về nền văn hóa nước sở tại
○ Giữ gìn và nâng cao văn hóa doanh nghiệp
● Tham gia trực tiếp vào nền văn hóa sở tại
○ Hòa nhập và thay đổi văn hóa chính mình khi tham gia vào hoạt động KDQT
● Thích nghi với nền văn hóa sở tại