Phân tích ANOVA lặp 1 chiều
I. GIỚI THIỆU VỀ ANOVA LẶP 1 CHIỀU
Phân tích ANOVA lặp 1 chiều (One-way repeated measures ANOVA) tương tự như phân tích ANOVA 1 chiều. Tuy nhiên, các nhóm đối tượng trong ANOVA lặp 1 chiều là có quan hệ với nhau. Chúng ta sử dụng ANOVA lặp 1 chiều khi các đối tượng cần đo lường của bạn chứa giá trị quan sát của từ 3 nhóm có liên quan trở lên. Có hai trường hợp phổ biến là: (i) đối tượng khảo sát được đo lường nhiều lần để tăng khả năng chính xác của việc suy rộng cho tổng thể; (ii) hoặc khi đối tượng tham gia trả lời câu hỏi cho nhiều nhóm để so sánh.
Ví dụ: Một giám đốc Marketing muốn đánh giá doanh thu bán hàng (triệu đồng/năm) của mảng điện thoại ở 24 cửa hàng khu vực TpHCM (kí hiệu 1-24). Số liệu doanh thu điện thoại 24 cửa hàng được thu thập trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 được cho ở file ANOVA lặp 1 chiều. Trong ví dụ này, biến đo lường là doanh thu bán hàng; 3 nhóm quan sát là năm 2011, năm 2012 và năm 2013. Mỗi cửa hàng sẽ có một cặp 3 giá trị cho biến đo lường (1 cho năm 2011, 1 cho năm 2012 và 1 cho năm 2013). Câu hỏi vị giám đốc này đặt ra là doanh thu điện thoại ở các cửa hàng này có sự khác nhau về doanh thu ở các cửa hàng trong 3 năm 2011, 2012 và 2013.
Kiểm định ANOVA lặp 1 chiều dựa trên 5 giả thuyết như sau:
- Biến đo lường là biến liên tục. Tham khảo bài viết các loại thang đo trong phân tích dữ liệu.
- Các quan sát của các nhóm có liên hệ với nhau, nghĩa là một đối tượng chỉ ứng với chỉ một cặp quan sát.
- Không có điểm dị biệt trong tập dữ liệu
- Biến phụ thuộc cần đo lường phải có phân phối chuẩn hoặc xấp xỉ phân phối chuẩn.
- Phương sai của sai phân giữa các nhóm phải bằng nhau (giả định sphericity)
Xem thêm: kiểm định tham số
Trang 2 sẽ trình bày cách giải quyết vấn đề ở ví dụ đặt ra trên SPSS