Tài chínhTrắc nghiệm

133 câu trắc nghiệm Tài chính quốc tế

Phần 3: gồm 43 câu hỏi + đáp án

Bộ đề thi trắc nghiệm Tài chính quốc tế (có đáp án). Nội dung bao gồm 133 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn, được phân thành 3 phần. Tất cả các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm.

Phần 3 gồm 43 câu hỏi + đáp án, được thể hiện như sau:

TCQT_1_91: Ngân hàng niêm yết tỷ giá EUR/USD = 1,8728/30; USD/CAD = 1,7468/17. Tỷ giá EUR/CAD sẽ là:
○ 3,2217/05
● 3,2717/05
○ 3,1722/25
○ 3,3225/30

TCQT_1_92: Ngân hàng niêm yết tỷ giá EUR/USD = 1,3223/30; GBP/USD = 1,6727/30. Tỷ giá GBP/EUR = ?
○ 1,2572/73
● 1,2643/52
○ 1,2323/30
○ 1,2650/46

TCQT_1_93: 6 USD đổi được 1 GBP trong khi đó 1 EUR đổi được 0,95 USD do đó 1 bảng Anh đổi được:
○ 0,59 EUR
● 1,68 EUR
○ 1,68 GBP
○ 0,59 GBP

TCQT_1_94: Ngân hàng thương mại là chủ thể cung ứng dịch vụ tài chính chủ yếu trên thị trường ngoại hối vì:
○ Tốc độ thực hiện giao dịch
○ Tư vấn cho khách hàng trên cơ sở phân tích thị trường
○ Có khả năng dự báo chính xác sự biến động tỷ giá trong tương lai
● Tất cả các câu trên

TCQT_1_95: Các giao dịch ngoại hối được thực hiện ngay sẽ áp dụng tỷ giá _______ ?
○ Tỷ giá kỳ hạn
● Tỷ giá giao ngay
○ Giá thực hiện hợp đồng quyền chọn
○ Các câu trên đúng

TCQT_1_96: Người mua quyền chọn bán tiền tệ có nghĩa là với 1 số lượng nhất định trong 1 khoảng thời gian xác định:
○ Bán quyền chọn mua
● Có quyền bán 1 đồng tiền
○ Bán quyền được mua
○ Mua quyền bán được

TCQT_1_97: Nếu ngang giá lãi suất tồn tại các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có _________ của nhà đầu tư Mỹ:
○ Lợi nhuận = vốn lợi nhuận
● Tỷ suất sinh lợi = vốn tỷ suất sinh lợi
○ Lãi suất = vốn lãi suất
○ Không phải các câu trên

TCQT_1_98: Theo ngang giá lãi suất, nếu lãi suất của Mỹ cao hơn lãi suất của Canada thì tỷ giá kỳ hạn của USD thể hiện:
○ Điểm tăng giá
● Điểm khấu trừ
○ Phần gia tăng 10%
○ Khấu trừ 10%

TCQT_1_99: Peter mua quyền chọn mua EUR với tỷ giá quyền chọn 1,06 USD/EUR và phí quyền chọn 0,01 USD/EUR. Tới ngày đáo hạn hợp đồng quyền chọn tỷ giá giao ngay 1,09 USD/EUR. Anh ta sẽ:
○ Lãi 0,03 USD/EUR
○ Lỗ 0,02 USD/EUR
● Lãi 0,02 USD/EUR
○ Lỗ 0,01 USD/EUR

TCQT_1_100: Một quyền chọn bán 100,000 USD, giá thực hiện 1 EUR = 0,8 USD, phí quyền chọn 0,02 USD/EUR người mua quyền chọn bán sẽ có thể không có lãi (không lỗ) từ hợp đồng quyền chọn khi tỷ giá giao ngay tại thời điểm đáo hạn:
● 0,82 USD/EUR
○ 0,8
○ 0,78
○ 2

TCQT_1_101: Ngân hàng A yết giá GBP/USD = 1,52/54; ngân hàng B yết giá GBP/USD = 1,51/52. giả sử phí giao dịch = 0, nhà đầu tư Mỹ sẽ:
○ Mua GBP ở ngân hàng A, bán GBP ở ngân hàng B
○ Mua GBP ở ngân hàng B, bán GBP ở ngân hàng A
○ Bán USD ở ngân hàng A, mua GBP ở ngân hàng B
● Không tồn tại cơ hội arbitrage

TCQT_1_102: Tại thời điểm t, ngân hàng A niêm yết:GBP/USD = 1,5; Tại thời điểm t, ngân hàng B niêm yết: CHF/USD = 0,75 và GBP/CHF = 0,02. Nếu bạn tính tióan tại ngân hàng B, tỷ giá chéo GBP/CHF = 1,515. Giả sử chi phí giao dịch = 0, bạn sẽ có 100,000 USD. Bạn sẽ:
○ Dùng đôla mua bảng Anh ở ngân hàng A, bán bảng Anh lấy CHF và dùng CHF mua USD tại ngân hàng B
● Dùng đôla mua CHF, bán CHF lấy GBP ở ngân hàng B, bán GBP lấy USD ở ngân hàng A
○ Mua đôla tại ngân hàng A, chuyển đổi đôla sang CHF ở ngân hàng B, rồi chuyển đổi CHF sang GBP
○ Không câu nào đúng

TCQT_1_103: Giả sử lãi suất hiện tại của USD là 3,5%/n. giả sử lãi suất hiện tại của JPY là 6,5%/n. Phần gia tăng hay khấu trừ của hợp đồng kỳ hạn sẽ là (giả thiết CIP tồn tại) (sau 1 năm):
● 2,9%
○ -0,029
○ 0,25
○ -0,29

TCQT_1_104: Đặc trưng của thị trường ngoại hối là:
○ Hoạt động mua bán ngoại tệ diễn ra suốt 24h
○ Mang tính toàn cầu
○ Được tiêu chuẩn hoá cao
● Tất cả

TCQT_1_105: Hình thức tổ chức của thị trường ngoại hối bao gồm:
○ Thị trường ngoai hối tập trung
○ Thị trường ngoại hối phi tập trung
○ Thị trường vàng bạc, đá quý
● A&B

TCQT_1_106: Tỷ giá ngoại hối được hiểu là:
○ Quan hệ so sánh về giá trị của các đồng tiền có liên quan
○ Đơn vị tiền tệ của nước này biểu thị số lượng của đồng tiền nước khác
● Giá cả 1 đơn vị tiền tệ của nước này biểu thị số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác
○ Tất cả

TCQT_1_107: Trên thị trường ngoại hối ngày N, tỷ giá lúc mở cửa là: 1 EUR = 1,3423 USD. Tỷ giá lúc đóng cửa là: 1 EUR = 1,3434 USD. Như vậy, so với USD đồng EUR đã:
● Lên giá 11 điểm
○ Giảm giá 11 điểm
○ Giảm giá 8 điểm
○ Lên giá 9 điểm

TCQT_1_108: Giả sử có thông tin về tỷ giá: 1 EUR = 1,25 USD; 1 GBP = 2 USD. Vậy tỷ giá EUR/GBP là:
○ 1,6
● 0,625
○ 1,8
○ 2,5

TCQT_1_109: Khi tỷ giá giữa GBP và USD đọc “1 với 62 số 53 điểm” được hiểu là:
● Tỷ giá GBP/USD = 1,6253
○ Tỷ giá GBP/USD = 1,06253
○ 0,6253
○ 16,253

TCQT_1_110: Mục tiêu chính của quỹ tiền tệ Thế giới giúp đỡ các chuyên gia là:
○ Cho vay và xoá đói giảm nghèo
○ Cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng
○ Ổn định tỷ giá hối đoái
● Xoá nợ cho các nước nghèo

TCQT_1_111: Cán cân vốn phản ánh:
○ Các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ
● Các thay đổi trong tài sản của 1 quốc gia
○ Luồng vốn vào và ra trong 1 quốc gia
○ 2 trong các câu trên

TCQT_1_112: Hàng năm tổ chức WB tại Việt Nam trả lương cho cán bộ Việt Nam làm tại đó, nghiệp vụ được phản ánh vào:
○ Cán cân dịch vụ
● Cán cân thu nhập
○ Cán cân chuyển giao vãng lai 1 chiều
○ 2 trong các câu trên

TCQT_1_113: Giữa hợp đồng tiền tệ tương lai và kỳ hạn có những điểm nào giống nhau:
○ Cùng tự điều chỉnh
● Đều được chuyển hoá theo quy mô hoạt động
○ Đều được chuyển hoá về ngày giao dịch
○ Không có câu nào đúng

TCQT_1_114: Trên thị trường kỳ hạn:
○ Khách hàng đồng ý bán đồng ngoại tệ trong tương lai với tỷ giá xác định ngày hôm nay
● Khách hàng đồng ý mua đồng ngoại tệ trong tương lai với tỷ giá xác định ngày hôm nay
○ Khách hàng chi trả ngày hôm nay cho 1 số lượng ngoại tệ cụ thể được nhận trong tương lai
○ a & b

TCQT_1_115: Ngân hàng A yết giá GBP/USD là 1,55/1,57. Ngân hàng B niêm yết tỷ giá đồng bảng Anh và USD là 1,53/1,55. Nếu nhà đầu tư có 100,000 USD, liệu có thể thu được lợi nhuận là bao nhiêu khi mua GBP ở ngân hàng B bán cho ngân hàng A:
○ 1000 USD
● 0 USD
○ 2000 USD
○ 3000 USD

TCQT_1_116: Tại ngân hàng ANZ niêm yết tỷ giá là USD/VND = 1,5247/5362. Đối với ngân hàng có nghĩa là:
● Mua vào với tỷ giá 1 USD = 1,5247 VND
○ Mua vào với tỷ giá 1 USD = 1,5362 VND
● Bán ra với tỷ giá 1 USD = 1,5362
○ Mua vào với tỉ giá 1,5262 và bán ra với tỉ giá 1,5247

TCQT_1_117: Tại ngân hàng Vietcom bank niêm yết tỷ giá mua như sau: 1 USD = 7,7852 HKD và 1 HKD = 2003,8 VND. Vậy đối với ngân hàng tỷ giá mua 1 USD là:
● 15,599
○ 15,547
○ 16,453
○ 15,762

TCQT_1_118: Báo cáo phản ánh toàn bộ giá trị các giao dịch về thương mại hàng hoá, dịch vụ và các luồng tài chính được gọi là:
○ Cán cân thương mại
○ Tài khoản vãng lai
○ Tài khoản vốn
● Cán cân thương mại quốc tế

TCQT_1_119: Phản ánh vào cán cân thương mại quốc tế các giao dịch tiền tệ giữa:
○ Những người cư trú với nhau
● Những người cư trú và không cư trú
○ Những người không cư trú với nhau
○ Tất cả

TCQT_1_120: Cán cân nào sau đây thuộc vào tài khoản vãng lai:
● Cán cân thương mại
○ Cán cân vốn ngân hàng
○ Cán cân bù đắp chính thức
○ Cán cân tổng thể

TCQT_1_121: Chính sách được sử dụng để điều chỉnh cán cân thanh toán:
● Điều chỉnh cung tiền
● Điều chỉnh tỷ giá
● Tăng hoặc giảm chi tiêu của chính phủ
○ Thiết lập và mở rộng quan hệ ngoại giao của chính phủ

TCQT_1_122: Các yếu tố làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường hối đoái là:
○ Tăng kim ngạch XK
○ Tăng kim ngạch NK
○ Giảm kim ngạch XK
● A + D

TCQT_1_123: Các yếu tố làm tăng cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối là:
○ Quy mô vay nợ nước ngoài
● Tổng kim ngạch NK
○ Giảm quy mô vốn đầu tư ra nước ngoài
○ Tăng kim ngạch XK

TCQT_1_124: Các ngân hàng thương mại sử dụng các công cụ tài chính nào để duy trì tỷ giá cố định:
○ Lãi suất
○ Thị trường mở
● Quỹ bình ổn hối đoái
○ Tất cả

TCQT_1_125: Đồng tiền yết giá là đồng tiền:
● Đồng tiền được lấy là chuẩn có đơn vị tính là 1
○ Đứng ở vị trí hàng hoá
○ Biểu diễn giá cả của đồng tiền chuẩn
○ a và b

TCQT_1_126: Các giao dịch bên ngân hàng có sử dụng USD thì niêm yết tỷ giá kiểu Mỹ (niêm yết gián tiếp) có nghĩa là:
● Lấy USD làm đồng tiền yết giá
○ Lấy đồng bảng Anh làm đồng tiền định giá
○ Lấy USD làm đồng tiền định giá
○ Lấy đồng ngoại tệ làm đồng định giá

TCQT_1_127: Thị trường giao ngay và kỳ hạn:
○ Là 1 loại thị trường phi tập trung (OTC)
○ Được mở cửa 24h 1 ngày
○ Là thị trường tài chính lớn nhất và năng động nhất thế giới
● Tất cả

TCQT_1_128: Đầu năm 2004 tỷ giá 1 USD = 15,000 VND, giả sử lạm phát chỉ tính sau 1 năm ở Mỹ là 5% và Việt Nam là 2% thì tỷ giá sẽ là:
○ 1 USD = 15,529 VND
○ 1 USD = 14,824 VND
○ 1 USD = 15,193 VND
● 1 USD = 14,571 VND

TCQT_1_129: Tại ngân hàng A công bố tỷ giá sau: 1 USD = 15,570 VND, 1USD = 7,71 HKD. Vậy tỷ giá HKD và VND là:
○ 2201,45
● 2001,71
○ 2392,52
○ 2231,28

TCQT_1_130: Giả sử một công ty của Mỹ nhập khẩu xe đạp từ Trung Quốc. Trên BOP của Mỹ sẽ phát sinh:
● Một bút toán ghi có trên cán cân vãng lai và một bút toán ghi nợ trên cán cân vãng lai
○ Một bút toán ghi có trên cán cân thương mại và một bút toán ghi nợ trên cán cân vãng lai
○ Một bút toán ghi có trên cán cân dịch vụ và một bút toán ghi nợ trên cán cân vãng lai
○ Một bút toán ghi có trên cán cân vãng lai và một bút toán ghi nợ trên cán cân thu nhập

TCQT_1_131: Một số thuật ngữ trong kinh tế vĩ mô:

Cán cân thương mại là một mục trong —(1) của —(2)— quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Cán cân thương mại còn được gọi là —(3)— hoặc —(4)—.

Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Theo IMF (1993), Cán cân thanh toán bao gồm tài khoản vãng lai, —(5)—, các thay đổi trong —(6)— và phần sai số.

Tài khoản vãng lai bao gồm cán cân thương mại hàng hóa, cán cân thương mại phi hàng hóa và các chuyển khoản. —(5)— ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác.
● (1) -> tài khoản vãng lai
● (2) -> cán cân thanh toán
● (3) -> xuất khẩu ròng
● (4) -> thặng dư thương mại
● (5) -> tài khoản vốn
● (6) -> Dự trữ ngoại hối

TCQT_1_132: Bộ ba bất khả thi trong chính sách tài chính:

Khi lãi suất trong nước tăng lên, đầu tư vào trở nên —(1)—, vì thế dòng vốn vào sẽ —(2)—, trong khi đó dòng vốn ra sẽ —(3)—. Cán cân tài khoản vốn, nhờ đó, được cải thiện. Ngược lại, nếu lãi suất trong nước hạ xuống, cán cân vốn sẽ —(4)—. Khi lãi suất ở nước ngoài tăng lên, dòng tiền đầu tư trong nước có xu hướng chuyển ra bên ngoài hay cán cân vốn xấu đi. Và, khi lãi suất ở nước ngoài hạ xuống, cán cân vốn sẽ được cải thiện.

Ở khía cạnh khác, Khi đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, cũng có nghĩa là tỷ giá hối đoái danh nghĩa —(5)—, dòng vốn vào sẽ —(6)—, trong khi dòng vốn ra —(7)—. Hậu quả là, —(8)— xấu đi. Ngược lại, khi đồng tiền trong nước mất giá (tỷ giá tăng), —(8)— sẽ được cải thiện.
● (1) -> hấp dẫn hơn
● (2) -> gia tăng
● (3) -> giảm bớt
● (4) -> bị xấu đi
● (5) -> giảm
● (6) -> giảm bớt
● (7) -> gia tăng
● (8) -> tài khoản vốn

TCQT_1_133: Xuất khẩu của Việt Nam gia tăng trong một thời gian dài sẽ làm cho tỉ giá của đồng Việt Nam _______ hay đồng Việt Nam _______ Thông qua đó, lãi suất đồng Việt Nam sẽ _______ và lạm phát trong nước sẽ _______.
○ tăng, giảm giá, giảm, tăng
● giảm, tăng giá, tăng, giảm
○ tăng, tăng giá, giảm, tăng
○ giảm, giảm giá, tăng, giảm
○ giảm, tăng giá, giảm, tăng
○ Đáp án khác.

Xem thêm
Back to top button