Quản trịTrắc nghiệm

96 câu trắc nghiệm Quản trị Marketing

Có đáp án

MARKETING_4_61: Yếu tố nào không được coi là sức mạnh của nhà sản xuất để quản lý kênh phân phối:
○ Khen thưởng của nhà sản xuất
○ Ràng buộc pháp lý của hợp đồng
● Sức mạnh tiền bạc của nhà sản xuất
○ Tinh thông nghề nghiệp của nhà sản xuất
○ Uy tín của nhà sản xuất

MARKETING_4_62: Nội dung nào không thuộc phương pháp bán hàng sản phẩmIN là: (situation; problem; implication; need-payoff)
○ Đặt câu hỏi về hiện trạng của khách hàng
○ Đặt câu hỏi tìm hiểu vấn đề của khách hàng
● Đặt câu hỏi về khả năng thanh toán của khách hàng
○ Đặt câu hỏi về chi phí cho nhu cầu của khách hàng

MARKETING_4_63: Chiến lược giá “hớt váng” là:
○ Định giá cao cho sản phẩm chất lượng cao
○ Định giá cao cho sản phẩm mới
○ Định giá cao cho sản phẩm mới cho phân khúc cao cấp
● Định giá cao-thấp theo giai đoạn của phân khúc chấp nhận giá cho sản phẩm mới

MARKETING_4_64: Yếu tố nào sau đây không thuộc cơ cấu chiêu thị:
○ Truyền thông, quảng cáo
○ Khuyến mãi
● Dịch vụ hậu mãi
○ Quan hệ công chúng
○ Bán hàng cá nhân

MARKETING_4_65: Nội dung nào sau đây không thuộc nội hàm của khái niệm khuyến mãi:
○ Công cụ kích thích tiêu thụ
● Tăng giá trị hình ảnh của người bán
○ Thu hút khách hàng mua ngay và mua nhiều
○ Giảm chi phí cho khách hàng, tăng giá trị cho sản phẩm

MARKETING_4_66: Một cửa hàng đưa ra chương trình bán máy lạnh, lắp đặt miễn phí cho khách hàng thuộc khu vực nội thành TPHCM. Chương trình này thuộc phối thức nào của tiếp thị:
● Sản phẩm
○ Giá
○ Phân phối
○ Chiêu thị

MARKETING_4_67: Q-Student là gói cước (của mobifone) cho sinh viên của các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp dạy nghề đến Cao đẳng, Đại học trên toàn quốc, với giá tin nhắn đặc biệt: 99 đ/SMS nội mạng, 250 đ/SMS liên mạng. Ngoài ra, các sinh viên còn được tặng 25.000 đ/tháng/cước. Hoạt động này thuộc nội dung nào của tiếp thị:
● Định giá
○ Khuyến mãi
○ Cả a và b
○ Không thuộc nội dung nào kể rên

MARKETING_4_68: Biến nào sau đây giải thích tốt nhất thị phần của một doanh nghiệp:
○ Chất lượng sản phẩm/dịch vụ
○ Mức giá của sản phẩm/dịch vụ
○ Danh tiếng của doanh nghiệp
● Giá trị được cảm nhận/giá của sản phẩm/dịch vụ

MARKETING_4_69: Nếu thị phần của một doanh nghiệp được coi là biến phụ thuộc thì biến nào sau đây không phải là biến độc lập
○ Giá bán sản phẩm
○ Chi phí khác bằng tiền của người mua khi mua sản phẩm
○ Giá trị sản phẩm/dịch vụ
○ Giá sản phẩm cạnh tranh
○ Giá trị được cảm nhận của sản phẩm cạnh tranh
● Không có biến nào

MARKETING_4_70: Hành động nào sau đây ít tác động nhất đến giá trị được cảm nhận của sản phẩm/dịch vụ:
○ Cải tiến chất lượng
○ Cộng thêm dịch vụ gia tăng
● Tăng lương cho người lao động
○ Thay đổi giá

MARKETING_4_71: Điền từ (hoặc cụ từ) thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: các hình thức xâm nhập thị trường quốc tế bao gồm xuất khẩu, liên doanh, _________
Đáp án: Đầu tư trực tiếp

MARKETING_4_72: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “giá trị dành cho khách hàng là chênh lệch giữa tổng giá trị khách hàng nhận được với ___________ khi mua 1 sản phẩm.”
Đáp án: Tổng chi phí của khách hàng

MARKETING_4_73: Thương hiệu là:
○ Tập hợp từ tên gọi, logo, slogan, màu sắc, kiểu dáng của tổ chức
○ Tập hợp từ tên gọi, logo, slogan, màu sắc, kiểu dáng, danh tiếng của tổ chức
○ Tập hợp tất cả dấu hiệu hữu hình và vô hình được tổ chức truyền thông tới khách hàng và công chúng nhằm giúp họ phân biệt các sản phẩm khác nhau hoặc các nhà sản xuất khác nhau.
● Tập hợp các dấu hiệu mà khách hàng nhận biết được để phân biệt các sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau hoặc các nhà sản xuất khác nhau.

MARKETING_4_74: Bản chất của thương hiệu:
○ Sự cảm nhận của khách hàng và công chúng
○ Chịu ảnh hưởng từ điệp truyền của nhà sản xuất
○ Chịu ảnh hưởng từ kinh nghiệm tiêu dùng
○ Tương tác giữa hành vi cá nhân và thành phần thương hiệu
○ Chịu ảnh hưởng lẫn nhau giữa khách hàng và công chúng
● Tất cả đều đúng

MARKETING_4_75: Các yếu tố của thương hiệu gồm:
○ Tên gọi, logo, biểu tượng
○ Slogan, tên miền internet, danh tiếng
○ Lòng trung thành và sự liên tưởng thương hiệu
○ Cả a, b
○ Cả a, b, c
● Không có câu nào đúng

MARKETING_4_76: Nội dung nào sau đây không thuộc về nội hàm của khái niệm tài sản thương hiệu:
○ Dạng giá trị cụ thể của vật chất, tính thần liên quan tới một thương hiệu
○ Đưa lại lợi ích cho người sở hữu
● Đưa lại trách nhiệm cho người sở hữu
○ Không có nội dung nào

MARKETING_4_77: Tài sản thương hiệu gồm:
○ Sự liên tưởng của thương hiệu
○ Lòng trung thành, sự nhận biết thương hiệu
○ Chất lượng được cảm nhận, tài sản sở hữu riêng
● Cả a, b, c
○ Cả b và c

MARKETING_4_78: Mức độ nhận biết thương hiệu nào là thấp nhất:
○ Nhớ đến đầu tiên
● Nhắc mới nhớ
○ Không nhắc mà nhớ

MARKETING_4_79: Khái niệm tài sản thương hiệu (brand assets) và khái niệm vốn thương hiệu (brand equity) có quan hệ:
○ Độc lập
● Phụ thuộc
○ Hàng ngang
○ Đối lập
○ Giao nhau

MARKETING_4_80: Khái niệm nào sau đây đối lập với khái niệm tài sản thương hiệu?
○ Vốn thương hiệu (Brand identity)
○ Yếu tố thương hiệu (Brand element)
● Trách nhiệm thương hiệu (Brand liability)
○ Không có khái niệm nào

Previous page 1 2 3 4Next page
Back to top button