Kế toánTrắc nghiệm

Trắc nghiệm Kế toán ngân hàng

Phần 3

Ngân hàng câu hỏi, đề thi trắc nghiệm

Bộ đề thi trắc nghiệm Kế toán ngân hàng (có đáp án). Nội dung bao gồm 91 câu hỏi trắc nghiệm kế toán ngân hàng (kèm đáp án) được phân thành 3 phần như sau:

  • Phần 1: 31 câu
  • Phần 2: 42 câu
  • Phần 3: 18 câu

Các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm.

Các bạn có thể xem nội dung online hoặc tải về bộ câu hỏi trắc nghiệm (kèm đáp án) ở link bên dưới.

Tải về bộ đề trắc nghiệm Kế toán Ngân hàng

KTNH_1_P3_1: Thanh toán liên hàng áp dụng trong phạm vi nào?
● Thanh toán giữa các ngân hàng khác địa phương nhưng cùng hệ thống ngân hàng.
○ Thanh toán giữa các ngân hàng khác quận, huyện.
○ Thanh toán giữa các ngân hàng khác hệ thống (khác ngân hàng chuyên doanh), khác tỉnh, khác thành phố.
○ Thanh toán giữa các doanh nghiệp khác tỉnh.

KTNH_1_P3_2: Thanh toán bù trừ điện tử áp dụng trong phạm vi nào?
● Giữa các ngân hàng khác hệ thống trong tỉnh thành phố đã nối mạng vi tính với ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố, và nối mạng với nhau
○ Giữa các ngân hàng khác tỉnh, thành phố đã nối mạng máy tính với nhau
○ Giữa các doanh nghiệp đã nối mạng máy tính vơi ngân hàng
○ Giữa các ngân hàng khác hệ thống đã nối mạng vi tính với nhau.

KTNH_1_P3_3: Khi tiến hành thanh toán bù trừ, tại ngân hàng chủ trì, nơi giao nhận chứng từ, ngân hàng thành viên phải làm gì?
● Giao nhận các chứng từ và bảng kê 12; tự đối chiếu và đối chiếu với nhau (chứng từ và bảng kê 12, bảng kê 12 với bảng kê 14), nộp bảng số liệu phải thu, phải trả; nộp bảng kê 14 cho ngân hàng chủ trì; đối chiếu, thanh toán theo bảng kê 16
○ Giao nhận chứng từ với nhau, đối chiếu với nhau
○ Tự đối chiếu với nhau các bảng kê 12, 14
○ Trực tiếp giao nhận chứng từ, hoá đơn bảng kê; tiêu chuẩn quốc tế, tiền Việt nam khi được sử dụng trong thanh toán quốc tế cùng ngân hàng chủ trì lập bảng kê 15,16; thanh toán theo bảng kê 15, 16

KTNH_1_P3_4: Để thanh toán bù trừ, ngân hàng Nhà nước chủ trì phải lập các loại bảng kê nào?
○ Bảng kê thanh toán bù trừ (mẫu 14)
● Bảng kê tổng hợp thanh toán bù trừ (mẫu 15) và bảng tổng hợp kết quả thanh toán bù trừ mẫu 16
○ Bảng kê thanh toán bù trừ (mẫu 14) và bảng tổng hợp mẫu 16
○ Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ (mẫu 12) và bảng kê tổng hợp thanh toán bù trừ (mẫu 15)

KTNH_1_P3_5: Để thanh toán bù trừ, ngân hàng thành viên phải lập các bảng kê nào?
○ Bảng kê nộp séc, bảng kê thanh toán bù trừ (mẫu 14)
○ Bảng kê tổng hợp thanh toán bù trừ (mẫu 15), bảng kê thanh toán bù trừ (mẫu 14)
● Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ (mẫu 12), bảng kê thanh toán bù trừ (mẫu 14)
○ Bảng kê chứng từ thanh toán (mẫu 11), bảng kê tổng hợp kết quả thanh toán bù trừ (mẫu 16)

KTNH_1_P3_6: Trong thanh toán bù trừ, các chứng từ do khách hàng lập gồm những loại chứng từ nào?
● Các tờ séc do đơn vị mua ở ngân hàng khác phát hành, các chứng từ gốc sau khi đã ghi Nợ tài khoản của khách hàng như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, các bảng kê nộp séc
○ Các bảng kê thanh toán bù trừ
○ Séc, uỷ nhiệm chi
○ Tất cả các chứng từ gốc do khách hàng lập và bảng kê thanh toán bù trừ

KTNH_1_P3_7: Muốn được tham gia thanh toán bù trừ, các ngân hàng phải có điều kiện gì là cần thiết nhất?
○ Phải tham gia thanh toán liên hàng.
● Phải mở tài khoản ở cùng một ngân hàng Nhà nước chủ trì.
○ Phải làm đơn đề nghị tới ngân hàng Nhà nước
○ Phải tôn trọng kỷ luật thanh toán và thực hiện đúng quy chế của ngân hàng Nhà nước

KTNH_1_P3_8: Thanh toán bù trừ điện tử (TTBTĐT) khác thanh toán bù trừ (TTBT) thế nào về thủ tục giấy tờ?
○ TTBTĐT thực hiện đối với các doanh nghiệp đã nối mạng vi tính với ngân hàng, còn TTBT thực hiện đối với các doanh nghiệp chưa nối mạng
○ TTBTĐT thực hiện đối với các ngân hàng khác hệ thống cùng tỉnh, thành phố đã nối mạng vi tính, TTBT áp dụng đối với các ngân hàng chưa nối mạng
● TTBTĐT khi thanh toán được truyền qua mạng vi tính, còn TTBT thì phải gặp nhau đối chiếu và trao đổi chứng từ
○ TTBTĐT không có các cuộc “họp chợ” TTBT, còn TTBT thường xuyên phải có cuộc “họp chợ” TTBT để thanh toán

KTNH_1_P3_9: Trong thanh toán liên hàng, trung tâm kiểm soát đối chiếu có nhiệm vụ gì đối với các ngân hàng tham gia thanh toán?
○ Hạch toán theo số liệu của ngân hàng A chuyển đến ngân hàng B
● Kiểm soát, đối chiếu, gửi sổ đối chiếu tới ngân hàng B
○ Kiểm soát, đối chiếu và gửi số đối chiếu tới ngân hàng A và ngân hàng B
○ Hạch toán theo giấy báo liên hàng do ngân hàng A gửi tới.

KTNH_1_P3_10: Đối chiếu bên Nợ trong sổ đối chiếu liên hàng là đối chiếu với loại chứng từ nào?
○ Là đối chiếu số dư Nợ tài khoản liên hàng đến
○ Là đối chiếu số dư Có tài khoản liên hàng đi
○ Là đối chiếu các giấy báo Nợ liên hàng
● Là đối chiếu các giấy báo Có liên hàng


KTNH_1_P3_11: Khi phát hiện có sai lầm trong sổ đối chiếu do trung tâm kiểm soát gửi tới ngân hàng B phải làm gì?
○ Viết công văn hỏi lại trung tâm.
○ Lập bảng kê liên hàng sai lầm theo số liệu của trung tâm và kèm công văn gửi đi.
○ Lập bảng kê chứng từ hạch toán vào tài khoản liên hàng sai lầm và gửi thư tra soát tới trung tâm.
● Lập bảng kê liên hàng sai lầm làm chứng từ hạch toán vào tài khoản liên hàng sai lầm. Gửi bản kê cho Trung tâm kiểm soát.

KTNH_1_P3_12: Khi nhận được lệnh chuyển Nợ (chuyển điện tử) uỷ quyền, nhưng ngân hàng B không nhận được hợp đồng, thì ngân hàng B hạch toán như thế nào?
○ Nợ TK người phải nhận Nợ | Có TK người thụ hưởng
○ Nợ TK người phải nhận Nợ | Có TK 5112 chuyển tiền đến
○ Nợ TK 5112 chyển tiền đến | Có TK người phải nhận Nợ
● Hạch toán Nợ TK 5113 chờ xử lý | Có TK 5112 chuyển tiền đến và báo cho khách hàng đến nhận nợ.

KTNH_1_P3_13: Trong chuyển tiền điện tử, trung tâm thanh toán đối chiếu với các ngân hàng B bằng loại sổ đối chiếu nào?
○ Đối chiếu với các ngân hàng B qua mạng vi tính theo sổ đối chiếu liên hàng khi trung tâm thanh toán truyền lệnh đi ngân hàng B
○ Đối chiếu với các ngân hàng B sau khi đối chiếu với các ngân hàng A theo giấy báo chuyển tiền cảu ngân hàng A chuyển tới trung tâm thanh toán.
● Thông qua việc hạch toán tại trung tâm khi nhận được lệnh đến và truyền lệnh đi để đối chiếu tự động theo chương trình máy tính.
○ Đối chiếu số liệu ngân hàng A và ngân hàng B theo mẫu số tài khoản kế toán chuyển tiền.

KTNH_1_P3_14: Sau khi nhận được lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền (qua chuyển tiền điện tử) nhưng trên tài khoản của người phải nhận nợ không có tiền, thì ngân hàng B phải làm gì?
○ Hạch toán cho người phải nhận Nợ
○ Hạch toán Nợ TK tiền gửi người phải nhận Nợ, Có TK 5112
● Hạch toán Nợ TK 5113 chờ xử lý, Có TK 5112 và báo cho khách hàng nộp tiền để thanh toán.
○ Hạch toán vào các TK thích hợp, chuyển điện đi trung tâm thanh toán

KTNH_1_P3_15: Chuyển tiền điện tử liên ngân hàng cùng hệ thống được thực hiện trong phạm vi nào?
○ Thanh toán giữa các doanh nghiệp có sử dụng vi tính nối mạng với ngân hàng.
○ Thanh toán giữa các ngân hàng khác hệ thống có nối mạng vi tính với nhau và nối mạng vi tính với ngân hàng Nhà nước
● Thanh toán giữa các ngân hàng cùng hệ thống nhưng khác địa phương có nối mạng vi tính với nhau và với trung tâm thanh toán.
○ Thanh toán giữa các ngân hàng cùng tỉnh, cùng thành phố có nối mạng vi tính với nhau và với ngân hàng Nhà nước

KTNH_1_P3_16: Một khách hàng đưa đến ngân hàng 4 liên ủy nhiệm chi yêu cầu ngân hàng trích TK để trả tiền cho đối tác có TK ở tỉnh B, theo phương thức chuyển tiền điện tử ngân hàng sử dụng ủy nhiệm chi đó như thế nào?
○ Đánh máy lại ủy nhiệm chi, lưu vào máy, sau đó truyền đi trung tâm thanh toán toàn bộ nội dung ủy nhiệm chi
● Căn cứ các dữ liệu trên ủy nhiệm chi nhập vào máy tính theo mẫu lệnh thanh toán, sau đó truyền đi trung tâm thanh toán.
○ Nhập các dữ liệu theo nội dung ủy nhiệm chi sau đó truyền đi tỉnh B
○ Truyền qua mạng vi tính cho tỉnh B toàn bộ nội dung ủy nhiệm chi

KTNH_1_P3_17: Khi ngân hàng B nhận được các chứng từ chuyển tiền từ ngân hàng A gửi tới gồm các liên ủy nhiệm chi, một giấy báo Có liên hàng, ngân hàng B phải làm những gì với những chứng từ đó theo phương thức đối chiếu phân tán?
○ 1 liên giấy báo Có liên hàng để ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên ủy nhiệm chi ghi Có người thụ hưởng, 1 liên ủy nhiệm chi để báo Có người thụ hưởng
○ 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên ủy nhiệm chi ghi Có người thụ hưởng, 1 liên ủy nhiệm chi báo Có người thụ hưởng
○ 1 liên giấy báo Có liên hàng ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên giấy báo Có liên hàng để báo Có người thụ hưởng, 1 liên ủy nhiệm chi lưu
● 1 liên giấy báo Có liên hàng ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên giấy báo Có liên hàng để gửi trung tâm kiểm soát, 1 liên ủy nhiệm chi ghi Có người thụ hưởng

KTNH_1_P3_18: Khi ngân hàng A nhận 4 liên ủy nhiệm chi của doanh nghiệp X gửi tới, để thanh toán tiền cho doanh nghiệp Y có tài khoản tại ngân hàng B. Ngân hàng A và ngân hàng B đều tham gia thanh toán bù trừ. Ngân hàng A sử dụng 4 liên ủy nhiệm chi như thế nào?
● 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 1 liên báo Nợ doanh nghiệp X, 2 liên gửi ngân hàng B kèm bảng kê thanh toán bù trừ
○ 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 1 liên báo Nợ, 2 liên gửi ngân hàngB
○ 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 3 liên gửi ngân hàngB
○ 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 1 liên báo Nợ doanh nghiệp X, 1 liên báo Có doanh nghiệp Y, 1 liên gửi ngân hàng B kèm bảng kê thanh toán bù trừ.

Back to top button