KTNH_1_P2_31: Về mặt thời điểm phát hành và về mặt tiền vốn của doanh nghiệp, thanh toán uỷ nhiệm thu khác thanh toán thư tín dụng như thế nào?
○ Uỷ nhiệm thu do người bán lập. Thư tín dụng do người mua lập
○ Uỷ nhiệm thu trả tiền từ ngân hàng bên mua. Thư tín dụng trả tiền từ ngân hàng bên bán
● Uỷ nhiệm thu phát hành sau khi bán hàng, người mua không phải ký quĩ trước. Thư tín dụng thanh toán sau khi bán hàng, người mua phải ký quĩ trước khi mở thư tín dụng
○ Uỷ nhiệm thu khác địa phương hoặc cùng địa phương, thư tín dụng chỉ thanh toán khác địa phương
KTNH_1_P2_32: Séc chuyển tiền khác séc chuyển khoản ở những điểm nào?
○ Séc chuyển khoản được lĩnh tiền mặt còn séc chuyển tiền thì không
● Séc chuyển tiền thì được lĩnh tiền mặt còn séc chuyển khoản thì không
○ Séc chuyển tiền do doanh nghiệp ký phát và được lĩnh tiền mặt còn séc chuyển khoản do ngân hàng ký phát và không được lĩnh tiền mặt.
○ Séc chuyển tiền do ngân hàng phát hành và được lĩnh tiền mặt còn séc chuyển khoản do khách hàng phát hành và không được lĩnh tiền mặt.
KTNH_1_P2_33: Về hình thức séc chuyển khoản khác séc tiền mặt như thế nào?
○ Séc chuyển khoản không được lĩnh tiền mặt, séc tiền mặt được lĩnh tiền mặt
○ Séc chuyển khoản được phát hành để trao cho người thụ hưởng, séc tiền mặt được phát hành để đến ngân hàng lĩnh tiền mặt
○ Séc chuyển khoản do doanh nghiệp và cá nhân phát hành, séc tiền mặt do doanh nghiệp phát hành
● Séc chuyển khoản có hai gạch song song ở góc phía trên bên trái hoặc có chữ séc chuyển khoản; séc tiền mặt không có hai gạch song song không có chữ séc chuyển khoản
KTNH_1_P2_34: Về công dụng, séc chuyển khoản khác séc tiền mặt như thế nào?
● Séc chuyển khoản không được lĩnh tiền mặt, séc tiền mặt đem ra ngân hàng lĩnh tiền mặt.
○ Séc chuyển khoản do doanh nghiệp phát hành, còn séc tiền mặt do cá nhân phát hành.
○ Séc chuyển phát hành để trả nợ, còn séc tiền mặt để mua hàng.
○ Séc chuyển khoản có 2 gạch chéo, séc tiền mặt không có gạch chéo.
KTNH_1_P2_35: Về thủ tục phát hành séc chuyển tiền và séc chuyển khoản có những điểm chủ yếu nào khác nhau?
○ Séc chuyển tiền là séc cá nhân, séc chuyển khoản là séc dùng cho doanh nghiệp,
● Séc chuyển tiền phải bảo chi, séc chuyển khoản không cần bảo chi
○ Séc chuyển tiền, khi phát hành phải viết 2 tờ séc, séc chuyển khoản viết 1 tờ
○ Phát hành séc chuyển tiền do ngân hàng thực hiện, phải ký gửi và viết 2 tờ séc, nội dung như nhau. Phát hành séc chuyển khoản do chủ tài khoản thực hiện, viết 1 tờ, không cần ký gửi.
KTNH_1_P2_36: Séc chuyển khoản khác séc bảo chi như thế nào?
○ Séc chuyển khoản không được lĩnh tiền mặt, séc bảo chi được lĩnh tiền mặt
○ Séc chuyển khoản thanh toán qua một hay hai ngân hàng, séc bảo chi thanh toán qua nhiều ngân hàng
● Séc chuyển khoản không đảm bảo được thanh toán ngay khi phát hành qúa số dư, séc bảo chi do ngân hàng phát hành nên đảm bảo chắc chắn được thanh toán
○ Séc chuyển khoản khác séc bảo chi về mầu sắc, mẫu mã, ký hiệu.
KTNH_1_P2_37: Về thời điểm phát hành và thời điểm thanh toán cho người thụ hưởng, ủy nhiệm chi khác thư tín dụng như thế nào?
○ Không khác nhau vì ủy nhiệm chi và thư tín dụng đều thanh toán khi đã giao hàng.
○ Khi phát hành ủy nhiệm chi là thanh toán ngay cho người thụ hưởng, còn thư tín dụng thì chưa thanh toán khi phát hành thư tín dụng
○ Khi ủy nhiệm chi đã phát hành, phải chờ chứng từ giao hàng mới thanh toán, còn thư tín dụng thì thanh toán ngay khi phát hành thư tín dụng.
● ủy nhiệm chi thanh toán khi người phát hành ủy nhiệm chi giao ủy nhiệm chi cho ngân hàng, còn thư tín dụng thì phải chờ khi người bán xuất trình hoá đơn giao hàng, Ngân hàng mới thanh toán.
KTNH_1_P2_38: Đối với ngân hàng nếu mà chậm trể trong quá trình thanh toán séc gây thiệt hại cho khách hàng thì số tiền mà ngân hàng phải bồi thường cho khách hàng được tính như thế nào?
● Số tiền bồi thường bằng số tiền ghi trên tờ séc x số ngày chậm trễ x tỷ lệ phạt (bằng l/ suất nợ quá hạn)
○ Số tiền bồi thường bằng số tiền ghi trên tờ séc x tỷ lệ phạt (bằng lãi suất nợ quá hạn)
○ Số tiền bồi thường bằng số tiền ghi trên tờ séc x 30%
○ Không câu nào đúng.
KTNH_1_P2_39: Người phát hành séc không được phép thấu chi, khi phát hành séc mà trên tài khoản tiền gửi không có số dư, Ngân hàng làm gì để thanh toán séc cho người thụ hưởng?
○ Không thanh toán. Ngân hàng báo cho người phát hành séc nộp đủ tiền vào tài khoản để thanh toán. Khi thanh toán, tính phạt chậm trả và tiền phạt quá số dư
○ Thanh toán từ tài khoản tiền gửi, sau này sẽ thu vào tài khoản này.
● Không thanh toán đồng thời thông báo cho người phát hành séc và người nộp séc, đồng thời tính phạt chậm trả, chuyển tiền phạt cho người thụ hưởng séc, và phạt quá số dư thu cho ngân hàng.
○ Cho người phát hành séc vay tiền để thanh toán. Thời hạn vay không quá 1 tháng, lãi suất cao hơn lãi suất tín dụng.
KTNH_1_P2_40: Một doanh nghiệp được phép thấu chi có hợp đồng với ngân hàng, khi phát hành Séc quá số dư thì ngân hàng xử lý thế nào?
○ Phạt theo tỷ lệ quy định, tiền phạt giao người thụ hưởng. Chờ có tiền mới thanh toán séc
○ Phạt chậm thanh toán và phạt tiền do phát hành quá số dư, chờ khi trên tài khoản có tiền mới thanh toán
● Thanh toán toàn bộ giá trị tờ séc nếu số dư tài khoản tiền gửi cộng với số tiền được thấu chi đủ thanh toán.
○ Thanh toán toàn bộ giá trị tờ séc và phạt do phát hành quá số dư
KTNH_1_P2_41: Thanh toán thẻ gồm các chủ thể nào tham gia?
○ Ngân hàng, người cầm thẻ, doanh nghiệp
● Ngân hàng phát hành thẻ, chủ thẻ, ngân hàng đại lý thanh toán, cơ sở tiếp nhận thẻ
○ Người phát hành thẻ, chủ thẻ (người cầm thẻ)
○ Ngân hàng, người mua hàng, người bán hàng, người mua thẻ
KTNH_1_P2_42: Trong thanh toán thẻ, người ta phân biệt thẻ loại A, thẻ loại B. Vậy thẻ loại A khác thẻ loại B như thế nào?
○ Thẻ loại A là thẻ ưu tiên, thẻ loại B không được ưu tiên trong thanh toán
● Thẻ loại A không phải lưu ký tiền vào tài khoản ký quĩ bảo đảm thanh toán, thẻ loại B phải lưu ký tiền
○ Thẻ loại A được vay ngân hàng, thẻ loại B không được vay ngân hàng
○ Thẻ loại A được rút tiền mặt, thẻ loại B không được rút tiền mặt