KTNH_1_P2_21: Khi ký quỹ bảo đảm thanh toán thư tín dụng kế toán ngân hàng tiến hành ghi sổ như thế nào?
○ Nợ TK 4271 | Có TK 4211 – Tiền gửi của người trả tiền
○ Nợ TK 4272 | Có TK 4211 – Tiền gửi của người trả tiền
● Nợ TK 4211 – Tiền gửi của người mở thư tín dụng | Có TK 4272 – Ký quỹ đảm bảo thanh toán thư tín dụng
○ Nợ TK 4211 – Tiền gửi của người trả tiền | Có TK 454
KTNH_1_P2_22: Doanh nghiệp muốn chuyển tiền theo hình thức séc chuyển tiền, doanh nghiệp phải làm những gì? và hạch toán như thế nào?
○ Phải lập séc chuyển tiền trực tiếp mang đến ngân hàng xin xác nhận “séc chuyển tiền”
● Phải lập 3 liên ủy nhiệm chi đem đến ngân hàng xin cấp séc chuyển tiền. Khi được ngân hàng cấp séc, doanh nghiệp trực tiếp cầm séc đến ngân hàng nơi cần chuyển tiền đến
○ Phải lập 2 tờ séc chuyển tiền và 4 liên ủy nhiệm chi đem đến ngân hàng để làm thủ tục chuyển tiền
○ Lập 4 liên ủy nhiệm chi, 2 tờ séc (bản chính và bản điệp) đem đến ngân hàng nơi chuyển tiền đi
KTNH_1_P2_23: Trong quy trình thanh toán séc chuyển tiền, khi ngân hàng tiến hành trả tiền cho khách hàng theo yêu cầu, nếu ngân hàng trả tiền mặt thì ngân hàng ghi sổ như thế nào
○ Nợ TK 4541 | Có TK1011 – Tiền mặt
● Nợ TK 454 – chuyển tiền phải trả | Có TK 1011 – Tiền mặt
○ Nợ TK 1011 – Tiền mặt | Có TK 4272
○ Nợ TK 4271 | Có TK 1011 – Tiền mặt
KTNH_1_P2_24: Ngân hàng cấp séc chuyển tiền làm những việc gì trước khi trao séc cho khách hàng?
○ Nhận ủy nhiệm chi của người xin cấp séc chuyển tiền, cấp séc chuyển tiền cho khách
○ Nhận ủy nhiệm chi, lập giấy báo liên hàng, ghi Có TK “Liên hàng đi” để chuyển tiền, cấp séc cho khách
● Nhận ủy nhiệm chi, dùng liên 1 ủy nhiệm chi ghi Nợ TK người xin cấp séc, liên 2 ghi Có TK “Ký quĩ bảo đảm” trao giấy báo Nợ (liên 3) và trao séc chuyển tiền cho khách
○ Nhận ủy nhiệm chi, nhận séc, ghi Nợ TK tiền gửi của người phát hành séc, ghi Có “Liên hàng đi” để chuyển tiền, trao séc cho khách
KTNH_1_P2_25: Khi khách hàng trao séc chuyển tiền cho Ngân hàng B để xin lĩnh tiền, ngân hàng B này tiến hành những việc gì? và hạch toán như thế nào?
○ Nhận séc, làm thủ tục ghi Nợ ngân hàng cấp séc, trả tiền cho người cầm séc
● Nhận séc, lập giấy báo Nợ liên hàng gửi ngân hàng cấp séc và gửi trung tâm đối chiếu, ghi Nợ TK ” Liên hàng đi năm nay”, ghi Có TK “Chuyển tiền phải trả”, trả tiền cho người cầm séc và ghi Nợ “Chuyển tiền phải trả”, ghi Có “Tiền mặt”
○ Nhận séc, kiểm tra ký hiệu mật, lập giấy báo Nợ liên hàng, ghi Có vàoTK của người cầm séc, sau đó trả tiền cho người cầm séc
○ Nhận séc, ghi Nợ ngân hàng cấp séc, ghi Có TK của người cầm séc, lập giấy báo liên hàng gửi trung tâm kiểm soát đối chiếu, trả tiền và một bản diệp của tờ séc cho khách hàng
KTNH_1_P2_26: Phạm vi thanh toán của séc chuyển khoản là:
○ Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân: giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các doanh nghiệp với các cá nhân, giữa cá nhân với nhau và với doanh nghiệp.
○ Trong phạm vi các ngân hàng thương mại cùng hệ thống, các ngân hàng thương mại khác hệ thống, các ngân hàng thương mại với ngân hàng Nhà nước, ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại và các chi nhánh ngân hàng với nhau.
● Giữa các khách hàng có mở TK ở cùng một ngân hàng hoặc khác ngân hàng nhưng các ngân hàng này có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố
○ Trong phạm vi giữa các khách hàng có mở TK ở cùng một ngân hàng.
KTNH_1_P2_27: Trong quy trình thanh toán Séc chuyển khoản, khi người trả tiền và người thụ hưởng cùng mở tài khoản tại một ngân hàng thì kế toán ngân hàng ghi sổ như thế nào?
○ Nợ TK 1011 | Có TK 4211 (người thụ hưởng)
○ Nợ TK 4211 (người trả tiền) | Có TK 1113
○ Nợ TK 4211 (người thụ hưởng) | Có TK 4211 (người trả tiền)
● Nợ TK 4211 (người trả tiền) | Có TK 4211 (người thụ hưởng)
KTNH_1_P2_28: Tại sao đối với séc chuyển khoản, người thụ hưởng séc thường tìm đến ngân hàng nơi người phát hành séc mở tài khoản để nộp séc (và bảng kê nộp séc) mặc dù ngân hàng quy định có thể nộp ở bất kỳ ngân hàng nào?
○ Người thụ hưởng séc muốn được ghi Có cho mình trước, ghi Nợ sau để thu hồi nhanh vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh.
● Người thụ hưởng séc muốn biết ngay được rằng séc có thanh toán được không, để có biện pháp giải quyết kịp thời
○ Người thụ hưởng séc nộp séc tại nơi người phát hành séc mở tài khoản để có thể lĩnh tiền mặt.
○ Người thụ hưởng séc muốn nộp séc nơi gần nhất.
KTNH_1_P2_29: Để thanh toán séc chuyển khoản đối với các đơn vị cùng mở tài khoản tại một ngân hàng thương mại, người thụ hưởng séc phải làm gì?
○ Lập 2 liên bảng kê thanh toán bù trừ theo mẫu quy định kèm theo tờ séc nộp vào ngân hàng, để ngân hàng sử dụng làm chứng từ ghi sổ.
○ Lập 3 liên giấy báo liên hàng theo mẫu quy định kèm theo tờ séc nộp vào ngân hàng, để ngân hàng thông báo cho các đơn vị thụ hưởng.
○ Lập 2 liên bảng kê thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước theo mẫu quy định kèm theo tờ séc nộp vào ngân hàng, để ngân hàng kiểm soát việc chi trả của bên bán và thu nhập của bên mua một cách chính xác.
● Lập 2 liên bảng kê nộp séc theo mẫu quy định, kèm theo tờ séc nộp vào ngân hàng. Ngân hàng sử dụng séc và bảng kê để ghi nợ người phải trả, ghi có người được hưởng và báo cho khách hàng
KTNH_1_P2_30: Về mặt xuất phát điểm của giấy tờ thanh toán, uỷ nhiệm chi khác uỷ nhiệm thu như thế nào?
● Uỷ nhiệm chi do người mua lập để trả tiền, uỷ nhiệm thu do người bán lập để nhờ ngân hàng thu tiền
○ Nếu thanh toán khác ngân hàng thì liên 4 uỷ nhiệm thu được tách ra để theo dõi ngoại bảng tại ngân hàng bên bán trước khi thanh toán, Uỷ nhiệm chi không phải theo dõi
○ Uỷ nhiệm chi ghi Nợ người lập giấy tờ, uỷ nhiệm thu thì ngược lại
○ Nếu thanh toán khác ngân hàng thì uỷ nhiệm chi được thanh toán ngay, uỷ nhiệm thu phải chờ