500 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – True/False
MACRO_1_TF_51: Có một tác động phản hồi từ chính sách nới lỏng tiền tệ vì khi GDP tăng cũng sẽ làm tăng cầu tiền, làm hạn chế 1 phần tác động giảm lãi suất của chính sách này.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_52: Khi nền kinh tế ở hoặc ở gần mức toàn dụng nhân công, tăng cung tiền sẽ có khuynh hướng dẫn đến lạm phát.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_53: Khi lãi suất tăng, việc giảm chi tiêu mua sắm hàng hóa tư bản, nhà, ô tô sẽ được bù đắp 1 phần bởi việc tăng chi tiêu của những người nhận được sự gia tăng thu nhập từ lợi tức.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_54: Chính sách thắt chặt tiền tệ có khuynh hướng làm cho đồng nội tệ tăng giá.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_55: Chính sách thắt chặt tiền tệ tương thích với mục tiêu khắc phục thâm hụt thương mại.
☺ SAI
MACRO_1_TF_56: Không phải tất cả những thay đổi đối với sản lượng và việc làm trong nền kinh tế là do chu kì kinh doanh.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_57: Nếu thất nghiệp trong nền kinh tế ở mức tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên thì sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng của nền kinh tế này bằng nhau.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_58: Một nền kinh tế không thể sản xuất ở mức GDP thực trên thực tế mà lại vượt GDP thực tiềm năng.
☺ SAI
MACRO_1_TF_59: Lạm phát như một dấu hiệu về việc tăng tổng sản lượng của một nền kinh tế.
☺ SAI
MACRO_1_TF_60: Chi phí kinh tế của thất nghiệp chu kì là những hàng hóa, dịch vụ đã không được sản xuất.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_61: Nếu mức giá tăng 10% mỗi năm, mức giá sẽ tăng gấp đôi sau 10 năm.
☺ SAI
MACRO_1_TF_62: Lý thuyết về lạm phát chi phí đẩy giải thích việc tăng giá nhân tố sản xuất làm tăng chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_63: Bất kể lạm phát được dự đoán trước hay không được dự đoán trước thì tác động của lạm phát lên phân phối thu nhập sẽ có cùng mức độ như nhau.
☺ SAI
MACRO_1_TF_64: Lạm phát đã chuyển giao của cải từ khu vực công sang các hộ gia đình trong nền kinh tế.
☺ SAI
MACRO_1_TF_65: Kinh tế học của sự phát triển kiểm tra việc tại sao năng lực sản xuất của một nền kinh tế tăng theo thời gian.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_66: Tăng trưởng kinh tế làm tăng đường tổng cung dài hạn và ngắn hạn nhưng làm giảm đường tổng cầu.
☺ SAI
MACRO_1_TF_67: Cầu về nhân tố sản xuất trong tăng trưởng kinh tế là nói đến khả năng của nền kinh tế trong việc mở rộng sản xuất của mình khi cầu sản phẩm tăng.
☺ SAI
MACRO_1_TF_68: Thường thì không phải tiến bộ kỹ thuật sẽ đòi hỏi nền kinh tế đầu tư vào máy móc, thiết bị mới.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_69: Hiện trạng về nguồn lực tự nhiên của Việt Nam là một nhân tố có ý nghĩa trong tăng trưởng kinh tế của đất nước.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_70: Trong 25 năm qua, môi trường xã hội, văn hóa và chính trị đã chậm hơn tăng trưởng của kinh tế đất nước.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_71: Tăng năng suất lao động là nguồn cơ bản để cải thiện tiền lương thực tế và mức sống.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_72: Một ví dụ về chính sách trọng cung đối với tăng trưởng kinh tế là chương trình đào tạo giáo dục và đào tạo nghề cho lao động.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_73: Ước lượng về tăng trưởng và tỉ lệ tăng trưởng là nói đến việc tính toán những thay đổi trong chất lượng hàng hóa được sản xuất và trong những thời gian nhàn rỗi trong hưởng thụ những thành quả của nền kinh tế.
☺ SAI
MACRO_1_TF_74: Vì tiền lương bằng tiền không giảm, nền kinh tế còn chưa thoát khỏi suy thoái cho đến khi tổng cầu tăng.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_75: Cả tổng cầu và tổng cung đều tăng lên, việc tăng trong tổng cầu lớn hơn mức tăng trong tổng cung nên mức giá chung tăng lên.
☺ ĐÚNG