500 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – True/False
Bộ đề thi 500 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án) được biên soạn bởi TS. Tạ Đức Khánh (2011). Bộ đề thi được tổng hợp trong 8 bài kiểm tra dạng nhiều lựa chọn và 100 câu hỏi dạng đúng sai. Danh sách các bài trắc nghiệm kinh tế vi mô 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, True/False
Bài kiểm tra True/False bao gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai với đáp án như sau:
MACRO_1_TF_1: Tất cả những mục tiêu kinh tế vĩ mô đều là những mục tiêu dài hạn.
☺ SAI
MACRO_1_TF_2: Tăng trưởng trong GDP và tăng tỉ lệ thất nghiệp có mối quan hệ đồng biến.
☺ SAI
MACRO_1_TF_3: GDP thực là số hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong 1 năm khi các nguồn lực ở trạng thái toàn dụng.
☺ SAI
MACRO_1_TF_4: Tỉ lệ thất nghiệp tăng lên trong giai đoạn suy thoái của chu kì kinh doanh.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_5: Tỉ lệ lạm phát không bao giờ âm.
☺ SAI
MACRO_1_TF_6: Tổng sản phẩm quốc dân tính theo giá hiện hành là số đo hoạt động kinh tế thực tế.
☺ SAI
MACRO_1_TF_7: Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để theo đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nó.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_8: Thanh toán tiền lương cho các hộ gia đình về các dịch vụ lao động của nó là thành phần của tổng thu nhập.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_9: Vốn là một kho, còn đầu tư là một dòng.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_10: Thanh toán chuyển giao nằm trong khoản mua hàng hóa của chính phủ cấu thành nên tổng chi tiêu.
☺ SAI
MACRO_1_TF_11: Tổng thu nhập bằng với tổng chi tiêu.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_12: Cách tiếp cận chi tiêu đo lường GDP bằng cộng chi tiêu của các hãng về tiền công, địa tô, lợi tức, lợi nhuận.
☺ SAI
MACRO_1_TF_13: Việc mua và bán các hàng hóa đã sử dụng được loại bỏ khỏi GDP thực.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_14: Sự khác nhau giữa đầu tư gộp và đầu tư ròng hoàn toàn giống với sự khác nhau giữa GNP và NNP.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_15: Ở mức toàn dụng nhân công không có thất nghiệp.
☺ SAI
MACRO_1_TF_16: Bất kì nhân tố nào làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn cũng làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn.
☺ SAI
MACRO_1_TF_17: Cân bằng vĩ mô dài hạn xảy ra khi GDP thực bằng với GDP tiềm năng.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_18: Trong ngắn hạn, tăng trong lợi nhuận kì vọng tương lai sẽ làm tăng mức giá và GDP thực.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_19: Tăng trong tiền lương bằng tiền sẽ làm tăng tổng cung ngắn hạn nghĩa là làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải.
☺ SAI
MACRO_1_TF_20: Nếu tổng cầu tăng thì nền kinh tế sẽ tạo ra mức sản lượng nhiều hơn GDP thực tiềm năng. Khi đó theo thời gian, tiền lương sẽ tăng đáp ứng lại mức giá cao hơn.
☺ SAI
MACRO_1_TF_21: Nếu đường tổng cung và tổng cầu đồng thời dịch chuyển sang phải, GDP thực sẽ tăng.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_22: Mô hình AS – AD chỉ ra rằng, tăng trưởng trong GDP tiềm năng sẽ gây ra lạm phát.
☺ SAI
MACRO_1_TF_23: Thay đổi trong thu nhập khả dụng làm dịch chuyển đường hàm số tiêu dùng.
☺ SAI
MACRO_1_TF_24: Khuynh hướng tiêu dùng biên bằng thu nhập khả dụng dụng chia cho mức tiêu dùng.
☺ SAI
MACRO_1_TF_25: Chi tiêu cân bằng xảy ra khi tổng chi tiêu theo kế hoạch bằng với GDP thực.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_26: Khi tổng mức chi tiêu kế hoạch lớn hơn GDP thực, hàng tồn kho tăng nhanh hơn kế hoạch.
☺ SAI
MACRO_1_TF_27: Khuynh hướng tiêu dùng biên lớn hơn, số nhân nhỏ hơn.
☺ SAI
MACRO_1_TF_28: Trong ngắn hạn, tăng trong chi tiêu đầu tư 1 tỉ đồng, sẽ làm tăng GDP cân bằng hơn 1 tỉ đồng.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_29: Trong dài hạn, tăng trong chi tiêu đầu tư 1 tỉ đồng, sẽ làm tăng GDP cân bằng hơn 1 tỉ đồng.
☺ SAI
MACRO_1_TF_30: Sự tăng chi tiêu chính phủ đi cùng với sự tăng tương ứng thuế sẽ dẫn đến tăng sản lượng.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_31: Thuế ròng có tác dụng làm giảm số nhân.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_32: Quy mô của thâm hụt ngân sách là thước đo chính xác tình hình tài chính của chính phủ.
☺ SAI
MACRO_1_TF_33: Hầu hết các quốc gia đang hoạt động với 1 ngân sách chính phủ thâm hụt.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_34: Mặc dù thuế thu nhập làm giảm số nhân chi tiêu của chính phủ nhưng nó không có ảnh hưởng đến số nhân của thuế gộp.
☺ SAI
MACRO_1_TF_35: Theo định nghĩa, thặng dư cơ cấu bằng 0 khi nền kinh tế ở mức toàn dụng nhân công.
☺ SAI
MACRO_1_TF_36: Tăng trong thuế thu nhập sẽ làm tăng GDP tiềm năng.
☺ SAI
MACRO_1_TF_37: Trong ngắn hạn, tăng trong chi tiêu của chính phủ làm tăng GDP thực.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_38: Chính sách tài khóa mở rộng trong thời kì suy thoái hoặc trì trệ sẽ tạo ra thâm hụt ngân sách hoặc làm tăng thâm hụt hiện có.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_39: Thâm hụt chu kì là kết quả của hoạt động chống chu kì của chính phủ để kích thích phát triển kinh tế.
☺ SAI
MACRO_1_TF_40: Một nền kinh tế ở mức toàn dụng nhân công về sản lượng nhưng doanh thu từ thuế ít hơn chi tiêu chính phủ, khi đó một thâm hụt cơ cấu được tạo ra.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_41: Sự dịch chuyển từ tài khoản séc sang tài khoản tiết kiệm làm tăng M2.
☺ SAI
MACRO_1_TF_42: Lấn áp đầu tư xảy ra khi một chính sách tài khóa mở rộng làm giảm lãi suất, tăng chi tiêu đầu tư và làm mạnh thêm chính sách tài khóa.
☺ SAI
MACRO_1_TF_43: Theo lý thuyết về cầu tiền, sự không chắc chắn trong kế hoạch chi tiêu càng lớn thì cầu tiền càng cao.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_44: Một sự tăng lên trong mức giá chung, các điều kiện khác không đổi sẽ làm tăng cầu về tiền giao dịch.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_45: Giá trái phiếu và lãi suất có mối tương quan nghịch.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_46: Mục tiêu chủ yếu của chính sách tiền tệ là ổn định hóa lãi suất.
☺ SAI
MACRO_1_TF_47: Nếu ngân hàng Trung ương mua 1 triệu VND trái phiếu chính phủ từ công chúng trên thị trường mở, điều này sẽ làm tăng dự trữ dư thừa của các ngân hàng thương mại khoảng 1 triệu VND.
☺ SAI
MACRO_1_TF_48: Một sự tăng lên trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc có khuynh hướng làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_49: Một sự tăng lên của GDP cân bằng sẽ dịch chuyển đường cầu về tiền sang trái và tăng lãi suất cân bằng.
☺ SAI
MACRO_1_TF_50: So với cầu đầu tư, chi tiêu cho tiêu dùng nhạy cảm hơn với sự thay đổi trong lãi suất.
☺ SAI