Bộ đề thi 500 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án) được biên soạn bởi TS. Tạ Đức Khánh (2011). Bộ đề thi được tổng hợp trong 8 bài kiểm tra dạng nhiều lựa chọn và 100 câu hỏi dạng đúng sai. Danh sách các bài trắc nghiệm kinh tế vi mô 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, True/False
Bài kiểm tra 8 bao gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm với các lựa chọn (và đáp án) như sau:
MACRO_1_T8_1: Phân tích logic các hiện tượng kinh tế nhằm rút ra các nguyên lý về phương thức ứng xử của các cá nhân hoặc hành động của các định chế được gọi là:
○ Kinh tế học chính sách.
○ Kinh tế học vĩ mô.
● Kinh tế học thực chứng.
○ Kinh tế học lý thuyết.
MACRO_1_T8_2: Khi các nguyên lý kinh tế được rút ra từ những bằng chứng thực tế, phương pháp lập luận kinh tế này được gọi là:
○ Hậu kiểm.
● Suy diễn.
○ Quy nạp.
○ Kiểm định giả thiết.
MACRO_1_T8_3: Mục tiêu kinh tế nào được coi là trừu tượng nhất và khó đo lường nhất?
○ Toàn dụng nhân công.
○ Hiệu quả kinh tế.
● Tự do kinh tế.
○ Ổn định giá cả.
MACRO_1_T8_4: Nói rằng các mục tiêu kinh tế là xung đột với nhau có nghĩa là:
○ Không thể định lượng cả hai mục tiêu.
● Có sự đánh đổi trong việc thực hiện hai mục tiêu này.
○ Hai mục tiêu này không được chấp nhận về tầm quan trọng kinh tế như nhau.
○ Đạt được mục tiêu này cũng dẫn đến đạt được mục tiêu kia.
MACRO_1_T8_5: Nếu tăng trưởng kinh tế có khuynh hướng làm cho phân phối thu nhập trong dân chúng một nước công bằng hơn thì mối quan hệ giữa hai mục tiêu kinh tế này là:
○ Suy diễn.
○ Xung đột.
● Bổ trợ.
○ Loại trừ lẫn nhau.
MACRO_1_T8_6: Một sự tăng lên trong giá xe đạp sẽ được phản ánh trong:
○ Chỉ số giảm phát GNP.
○ Chỉ số giá hàng sản xuất.
○ Chỉ số giá hàng tiêu dùng.
● Cả A và C.
MACRO_1_T8_7: Nếu giá gạo tăng và giá thịt giảm sự thay đổi này hẳn là sẽ được phản ánh bằng sự tăng lên trong:
○ Chỉ số giảm phát GNP.
○ Chỉ số giá hàng sản xuất.
○ Chỉ số giá hàng tiêu dùng.
● Không có khoản mục nào kể trên.
MACRO_1_T8_8: Khoản mục nào dưới đây là thành phần của sự khác nhau giữa thu nhập cá nhân và thu nhập cá nhân có thể sử dụng được?
○ Thanh toán chuyển giao.
● Thuế thu nhập cá nhân.
○ Lợi nhuận công ty.
○ Tiết kiệm.
MACRO_1_T8_9: Cấu phần thu nhập lớn nhất trong GDP là:
● Tiền công và phúc lợi cho những lao động được thuê.
○ Thu nhập của những người chủ.
○ Lợi nhuận không chia của công ty.
○ Giảm giá vốn.
MACRO_1_T8_10: Khoản nào trong các dòng thu nhập dưới đây thuộc GDP nhưng không thuộc GNP?
○ Thu nhập của một người thợ xây nhà.
● Lợi nhuận của một ngân hàng Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam.
○ Thu nhập kiếm được ở Lào của các cố vấn Việt Nam.
○ Thu nhập của các công ty Việt Nam về việc xuất khẩu hàng hóa.
MACRO_1_T8_11: Đường tổng mức chi tiêu cho biết mối quan hệ giữa mức chi tiêu với:
○ Chi tiêu mua sắm của chính phủ.
● GDP thực.
○ Lãi suất.
○ Mức giá chung.
MACRO_1_T8_12: Nếu tổng mức chi tiêu kế hoạch lớn hơn mức GDP thực trong ngắn hạn thì:
○ Tổng mức chi tiêu kế hoạch sẽ tăng lên.
● GDP thực sẽ tăng lên.
○ Mức giá giảm để cân bằng tồn kho.
○ Xuất khẩu giảm đi để cân bằng tồn kho.
MACRO_1_T8_13: Nếu đầu tư tăng 200 và nhờ đó tổng mức chi tiêu tăng 800 thì:
○ Số nhân là 0,25.
● Số nhân là 4,0.
○ Độ dốc của đường AE là 0,25.
○ Không có điều nào kể trên là đúng.
MACRO_1_T8_14: Một cuộc suy thoái bắt đầu khi:
○ Số nhân giảm về giá trị vì khuynh hướng tiêu dùng biên giảm về giá trị.
○ Chi tiêu tự đinh tăng.
● Chi tiêu tự định giảm.
○ Khuynh hướng tiêu dùng biên tăng về giá trị, khiến cho số nhân tăng lên.
MACRO_1_T8_15: Số nhân là 2,0 và do một sự tăng lên trong kì vọng về lợi nhuận tương lai nên các hãng tăng đầu tư thêm 10 tỉ. Việc tăng trong đầu tư và số nhân trên khiến cho đường tổng cầu AD:
● Dịch chuyển sang phải khoảng 20 tỉ.
○ Dịch chuyển sang phải khoảng hơn 20 tỉ.
○ Dịch chuyển sang phải khoảng ít hơn 20 tỉ.
○ Không dịch chuyển và đường SAS dịch chuyển sang phải khoảng 20 tỉ.
MACRO_1_T8_16: Số nhân là 2,0 và do một sự tăng lên trong kì vọng về lợi nhuận tương lai nên các hãng tăng đầu tư thêm 10 tỉ. Khi đường SAS không nằm ngang, trong ngắn hạn, GDP thực sẽ:
○ Tăng khoảng 20 tỉ.
○ Tăng nhiều hơn 20 tỉ.
● Tăng ít hơn 20 tỉ.
○ Không bị ảnh hưởng.
MACRO_1_T8_17: Số nhân là 2,0 và do một sự tăng lên trong kì vọng về lợi nhuận tương lai nên các hãng tăng đầu tư thêm 10 tỉ. Nếu GDP thực tiềm năng không bị ảnh hưởng, trong dài hạn, GDP thực cân bằng sẽ:
○ Tăng khoảng 20 tỉ.
○ Tăng ít hơn 20 tỉ.
○ Tăng nhiều hơn 20 tỉ.
● Không bị ảnh hưởng.
MACRO_1_T8_18: Đầu tư tăng 10 tỉ, điều nào dưới đây làm tăng tác động của sự thay đổi này lên GDP thực cân bằng?
○ Một giá trị nhỏ hơn của khuynh hướng tiêu dùng biên.
○ Sự hiện diện của thuế thu nhập.
○ Một đường tổng cung dốc hơn.
● Một đường tổng cung ngắn hạn thoải hơn.
MACRO_1_T8_19: Nếu MPC bằng 0,75 và tăng thuế là 10 sẽ dẫn đến mức thay đổi trong tiết kiệm là:
○ -30.
● -10.
○ 10
○ 30
MACRO_1_T8_20: Trong trạng thái cân bằng, đầu tư bằng với:
○ Tiết kiệm tư nhân.
○ Thặng dư ngân sách.
● Tổng của 2 điều trên.
○ Không phải 2 điều trên.
○ Tăng thuế 10 tỉ đồng.
○ Giảm thuế 10 tỉ đồng.
● Chính phủ tăng mua hàng hóa dịch vụ 10 tỉ đồng.
○ Chính phủ tăng thanh toán chuyển giao 10 tỉ đồng.
MACRO_1_T8_22: Thuế, ví dụ như thuế thu nhập, ảnh hưởng như thế nào đến số nhân chi tiêu của chính phủ?
○ Thuế thu nhập làm tăng số nhân.
○ Thuế thu nhập không làm ảnh hưởng đến số nhân.
● Thuế thu nhập làm giảm số nhân.
○ Câu trả lời còn tùy thuộc vào thuế gộp có tồn tại cùng với thuế thu nhập trong nền kinh tế hay không?
MACRO_1_T8_23: Điều nào dưới đây làm tăng số nhân?
○ Tăng trong khuynh hướng nhập khẩu biên.
○ Tăng trong khuynh hướng biên của thuế.
● Giảm trong khuynh hướng tiết kiệm biên.
○ Giảm trong khuynh hướng tiêu dùng biên.
MACRO_1_T8_24: Điều nào dưới đây xảy ra một cách tự động khi nền kinh tế suy thoái?
○ Chính phủ tăng mua hàng hóa dịch vụ.
○ Thuế thu nhập tăng.
● Thặng dư ngân sách giảm.
○ Thuế gộp giảm.
MACRO_1_T8_25: Nếu ngân sách chính phủ thâm hụt ngay cả khi nền kinh tế có mức toàn dụng nhân công thì thâm hụt ngân sách đó được gọi là:
○ Thâm hụt dai dẳng.
○ Thâm hụt không chu kì.
○ Thâm hụt dự kiến.
● Thâm hụt cơ cấu.
MACRO_1_T8_26: Nếu số nhân chi tiêu chính phủ là 2,0. Lúc đầu nền kinh tế đang ở GDP tiềm năng, nếu chính phủ tăng mua hàng hóa, dịch vụ 20 tỉ đồng. Trong ngắn hạn, GDP sẽ:
○ Tăng 20 tỉ đồng.
○ Tăng nhiều hơn 20 tỉ đồng.
● Tăng ít hơn 20 tỉ đồng.
○ Không bị ảnh hưởng.
MACRO_1_T8_27: Nếu số nhân chi tiêu chính phủ là 2,0. Lúc đầu nền kinh tế đang ở GDP tiềm năng, nếu chính phủ tăng mua hàng hóa, dịch vụ 10 tỉ đồng. Trong ngắn hạn, GDP sẽ:
○ Tăng 10 tỉ đồng.
○ Tăng nhiều hơn 10 tỉ đồng.
○ Tăng ít hơn 10 tỉ đồng.
● Không bị ảnh hưởng.
MACRO_1_T8_28: Sự hiện diện của thuế thu nhập làm ____________ số nhân chi tiêu của chính phủ và ____________ số nhân của thuế gộp.
○ Tăng, tăng.
○ Tăng, không thay đổi.
○ Giảm, không thay đổi.
● Giảm, giảm.
MACRO_1_T8_29: Thuế thu nhập và những khoản thanh toán chuyển giao:
● Hoạt động giống như một cơ chế hấp phụ và giảm sốc về kinh tế và ổn định hóa dao động trong thu nhập.
○ Ngăn cản nền kinh tế vận động đến cân bằng.
○ Làm tăng tác động của những thay đổi trong đầu tư và xuất khẩu ròng.
○ Làm tăng tỉ lệ tăng trưởng của nền kinh tế.
MACRO_1_T8_30: Trong một nền kinh tế không có thuế và không có nhập khẩu, nếu chính phủ tăng 10 tỉ đồng chi tiêu hàng hóa dịch vụ và tăng thuế gộp 10 tỉ thì đường tổng cầu AD sẽ:
○ Dịch chuyển sang phải 100 tỉ đồng.
● Dịch chuyển sang phải 10 tỉ đồng.
○ Dịch chuyển sang phải 90 tỉ đồng.
○ Không dịch chuyển.
○ Được thừa nhận chung.
● Có thể chuyển đổi thành kim loại quý.
○ Có giá trị tương đối cao so với trọng lượng của nó.
○ Có thể phân chia được.
MACRO_1_T8_32: Giá trị của tiền phụ thuộc chủ yếu vào?
○ Lượng vàng dự trữ của riêng đồng tiền đó.
○ Lượng vàng dự trữ của tiền và các khoản gửi.
● Sức mua của nó.
○ Chủ thể phát hành nó.
MACRO_1_T8_33: Khoản tiền gửi ở các ngân hàng, cấu thành nên những dự trữ của ngân hàng, xuất hiện như là:
● Một khoản nợ trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng Trung ương.
○ Một khoản có trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng Trung ương.
○ Một khoản nợ trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng tiếp nhận khoản tiền gửi đó.
○ Một cấu phần của hạng mục “những thỏa thuận mua và bán lại” (PRA) trong bảng cân đối của ngân hàng Trung ương.
MACRO_1_T8_34: Việc giảm trong dự trữ của ngân hàng do thanh toán tiền cho người nước ngoài sẽ:
○ Luôn gây ra một tác động số nhân lên các khoản gửi.
● Gây ra tác động số nhân lên các khoản gửi chỉ khi không có dự trữ dư thừa.
○ Không có ảnh hưởng đến các khoản gửi trong nước.
○ Không ảnh hưởng đến hiện trạng của tín dụng trong nước.
MACRO_1_T8_35: Sự tồn tại của một khoản tiền rút khỏi ngân hàng, trong các điều kiện khác không đổi sẽ:
○ Giảm tài sản nợ của hệ thống ngân hàng để mở rộng và thu hẹp cung tiền.
● Không có ảnh hưởng đến tài sản nợ của hệ thống ngân hàng để mở rộng cung tiền.
○ Không có ảnh hưởng đến tài sản nợ của hệ thống ngân hàng để thu hẹp cung tiền.
○ Tăng tài sản nợ của hệ thống ngân hàng để mở rộng và thu hẹp cung tiền.
MACRO_1_T8_36: Những định nghĩa khác nhau về cung tiền gồm những kiểu khoản gửi khác nhau. Cung tiền theo nghĩa hẹp M1 gồm có tiền mặt và:
○ Tất cả các khoản gửi có thể chuyển thành séc.
● Cầu về khoản gửi.
○ Tất cả các khoản gửi trong bảng kê A của ngân hàng.
○ Tiết kiệm và khoản gửi có kỳ hạn.
MACRO_1_T8_37: Thứ thay thế cho tiền tệ hoặc tiền giấy là thứ có chức năng:
○ Dự trữ giá trị.
○ Đơn vị kế toán.
● Trung gian trao đổi nhưng không có chức năng dự trữ giá trị.
○ Trung gian trao đổi và cũng là chức năng dự trữ giá trị.
MACRO_1_T8_38: Nếu ngân hàng Trung ương lo ngại đến tác động tiềm năng của một chính sách tài khóa giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ, nó có thể:
● Mua trái phiếu trên thị trường mở.
○ Tăng đòi hỏi dự trữ phát sinh.
○ Bán trái phiếu trên thị trường mở với ý định làm giảm lãi suất.
○ Đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng thấp.
MACRO_1_T8_39: Nếu ngân hàng Trung ương chọn cách tiếp cận kiểm soát lãi suất đối với hoạt động trên thị trường mở, nó sẽ:
○ Định giá và số lượng mua, bán các trái phiếu.
○ Định số lượng mua, bán các trái phiếu vì thị trường sẽ xác định mức lãi suất cân bằng của những trái phiếu đó.
● Đặt giá cho những trái phiếu mà nó bán hoặc mua và cho phép thị trường ấn định lượng mua và bán trái phiếu.
○ Thay đổi lãi suất chiết khấu mà không tính đến chính sách thị trường mở của mình.
MACRO_1_T8_40: Nếu cầu về tiền giảm nhanh hơn mức độ cung tiền đang được ngân hàng Trung ương kiểm soát, khi đó:
● Lãi suất sẽ giảm.
○ Lượng cầu về tiền sẽ lớn hơn lượng cung tiền.
○ Lãi suất sẽ tăng.
○ Việc mở rộng cung tiền là cần thiết để thực hiện lãi suất mục tiêu (ban đầu).
○ Không đổi.
● Tăng ít hơn 1%.
○ Tăng khoảng 1%.
○ Tăng nhiều hơn 1%.
MACRO_1_T8_42: Tăng dai dẳng trong chi tiêu chính phủ sẽ tạo ra:
● Tăng nhất thời lạm phát.
○ Tăng dai dẳng lạm phát.
○ Không thay đổi lạm phát.
○ Giảm nhất thời lạm phát.
MACRO_1_T8_43: Tăng dai dẳng khối lượng tiền, không có sự thay đổi trong tỉ lệ tăng trưởng sẽ tạo ra:
● Tăng nhất thời lạm phát.
○ Tăng dai dẳng lạm phát.
○ Không thay đổi lạm phát.
○ Giảm nhất thời lạm phát.
MACRO_1_T8_44: Nếu lạm phát dự kiến ở mức độ lớn, sẽ tạo ra sự chuyển giao của cải từ:
○ Con nợ sang chủ nợ.
○ Chủ nợ sang con nợ.
○ Người nghèo sang người giàu.
● Không có điều nào kể trên.
MACRO_1_T8_45: Nếu một nửa vốn trong nền kinh tế bị phá hủy, GDP theo đầu người sẽ:
○ Không giảm chút nào.
● Giảm ít hơn một nửa.
○ Giảm một nửa của mức ban đầu.
○ Giảm nhiều hơn một nửa.
MACRO_1_T8_46: Quy luật ngang bằng sức mua được duy trì. Nếu tỉ giá hiện hành là 110 Yên đổi 1 USD. Nếu tỉ giá hối đoái năm sau kì vọng là như cũ (110 Yên đổi 1 USD), lạm phát trong năm ở Nhật sẽ được kì vọng ____________ lạm phát ở Mỹ.
○ Lớn hơn.
○ Nhỏ hơn.
● Không đổi.
○ Không xác định được với những thông tin trên.
MACRO_1_T8_47: Dòng vốn vào ở Mỹ khi lãi suất ở Mỹ (đã được điều chỉnh theo những thay đổi dự kiến về tỉ giá) ____________ lãi suất nước ngoài.
● Lớn hơn.
○ Bằng.
○ Nhỏ hơn.
○ Vốn không bao giờ chảy vào Mỹ.
MACRO_1_T8_48: Nếu tỷ giá hối đoái được thả nổi, việc tăng cầu về ô tô ở Mỹ sẽ:
○ Tăng cung đồng Yên khiến cho đồng Yên giảm giá.
● Tăng cầu đồng Yên khiến cho đồng đô la giảm giá.
○ Tăng cầu đồng đô la khiến cho đồng Yên giảm giá.
○ Tăng cầu đồng đô la khiến cho đồng đô la giảm giá.
MACRO_1_T8_49: Nếu giá trị kì vọng về tỉ giá đồng Việt Nam (VND) trong tương lai là tăng lên, tỷ giá hiện hành của đồng VND sẽ ____________
● Tăng.
○ Không đổi.
○ Giảm.
○ Có thể thay đổi nhưng hướng thì không rõ ràng.
MACRO_1_T8_50: Việc gia tăng chênh lệch lãi suất ở Việt Nam làm ____________ cầu về VND và tỉ giá của VND sẽ ____________
● Tăng, tăng.
○ Tăng, giảm.
○ Giảm, tăng.
○ Giảm, giảm.