500 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – Test 7
Bộ đề thi 500 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vi mô (có đáp án) được biên soạn bởi TS. Tạ Đức Khánh (2011). Bộ đề thi được tổng hợp trong 8 bài kiểm tra dạng nhiều lựa chọn và 100 câu hỏi dạng đúng sai. Danh sách các bài trắc nghiệm kinh tế vi mô 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, True/False
Bài kiểm tra 7 bao gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm với các lựa chọn (và đáp án) như sau:
MACRO_1_T7_1: Điều nào dưới đây là một phát biểu chuẩn tắc:
○ Lãi suất cho vay trên thị trường vốn hiện ở mức 12%.
○ Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,5% trong ba tháng qua.
○ Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở mức 2,9%.
● Tỉ lệ thất nghiệp 11% hiện nay là quá cao.
MACRO_1_T7_2: Nam nói rằng: “Có một mối tương quan cao giữa tiêu dùng và thu nhập”. Hòa đáp lại rằng tương quan đó là do “người ta tiêu dùng quá nhiều thu nhập của mình trong khi lại tiết kiệm không đúng mức.”
○ Phát biểu của Nam và Hòa đều là thực chứng.
● Phát biểu của Nam là thực chứng, của Hòa là chuẩn tắc.
○ Phát biểu của Nam là chuẩn tắc, của Hòa là thực chứng.
○ Phát biểu của Nam và Hòa đều là chuẩn tắc.
MACRO_1_T7_3: Một đường giới hạn khả năng sản xuất có chi phí cơ hội không đổi có điểm cắt trục tung là 90 máy tính và trục hoành là 120 tấn thóc. Chi phí cơ hội của việc tăng số lượng máy tính từ 45 lên 46 máy là:
○ 3/4 tấn thóc.
○ 3 tấn thóc.
● 4/3 tấn thóc.
○ 7/4 tấn thóc.
MACRO_1_T7_4: Một đường giới hạn khả năng sản xuất lồi lên điển hình, với trục tung là số lượng hàng tiêu dùng, trục hoành là số lượng hàng tư bản. Hoạt động tại điểm A trên đường giới hạn khả năng sản xuất này sản xuất ra một lượng nào đó hàng tư bản. Giả sử rằng lượng hàng tư bản này thừa mức thay thế các hàng tư bản đã tiêu hao trong hiện hành. Vì thế hoạt động tại điểm A như vậy sẽ dẫn đến:
○ Không có sự thay đổi với đường PPF nhưng di chuyển từ A xuống B trên đường PPF này.
○ Không nhất thiết có sự thay đổi hoặc của đường hoặc của vị trí điểm A ban đầu.
○ Không có sự thay đổi với đường PPF nhưng dịch chuyển từ A tới điểm bên trong đường PPF này.
● Có sự dịch chuyển ra bên ngoài của đường PPF này.
MACRO_1_T7_5: Trong các vấn đề sau, vấn đề này nào không liên quan điển hình tới kinh tế học vĩ mô?
● Tác động của thuế lên hiệu quả hoạt động kinh doanh.
○ Tác động của thuế lên tỉ lệ tăng trưởng trong tổng sản phẩm quốc nội.
○ Tác động của thuế lên tỉ lệ thất nghiệp.
○ Tác động của thuế lên tỉ lệ lạm phát.
MACRO_1_T7_6: Những thanh toán về an sinh xã hội được tính đến như một cấu phần của:
○ Thuế.
○ Chi tiêu chính phủ.
● Chuyển giao.
○ Tiêu dùng.
MACRO_1_T7_7: Phúc lợi trả cho các công chức chính phủ được tính như một cấu phần của:
○ Thuế.
● Chi tiêu chính phủ.
○ Chuyển giao.
○ Tiêu dùng.
MACRO_1_T7_8: Giả sử đầu tư là 3 trong 4 mục dưới đây là cố định khoản mục nào có thể tăng lên?
○ Thặng dư ngân sách của chính phủ.
● Thuế suất.
○ Tiết kiệm.
○ Xuất khẩu ròng.
MACRO_1_T7_9: Giả sử GNP và NNP đều tăng lên cùng một lượng trong khi 3 trong 4 khoản mục dưới đây là cố định, khoản mục nào có thể không tăng?
○ Tiêu dùng.
○ Xuất khẩu ròng.
○ Đầu tư ròng.
● Tổng đầu tư.
MACRO_1_T7_10: Khoản nào trong số các khoản dưới đây không là cấu phần của thu nhập quốc dân?
○ Thu nhập từ tiền cho thuê đất.
● Thanh toán phúc lợi.
○ Tiền lương.
○ Lợi tức ròng.
MACRO_1_T7_11: Khi tăng cung ứng tiền tệ với mức giá chung không đổi sẽ làm:
○ Tăng tổng cung.
○ Tăng tổng cầu.
○ Giảm tổng cung.
● Giảm tổng cầu.
MACRO_1_T7_12: Khi tăng trong chi tiêu chính phủ với mức giá chung không đổi sẽ làm:
○ Tăng tổng cung.
● Tăng tổng cầu.
○ Giảm tổng cung.
○ Giảm tổng cầu.
MACRO_1_T7_13: Mối quan hệ đồng biến giữa GNP và mức giá được dựa theo:
● Đường tổng cung.
○ Đường tổng cầu.
○ Cả hai đường tổng cung và tổng cầu.
○ Không phải đường tổng cung cũng không phải đường tổng cầu.
MACRO_1_T7_14: Khi MPC bằng 0,9 và một mức thuế suất là 33,3% số nhân sẽ là:
○ 5
○ 10
● 2.5
○ 0.5
MACRO_1_T7_15: Khi MPC bằng 0,9, và một mức thuế suất là 33,3%, một mức tăng chi tiêu chính phủ bằng 30 sẽ dẫn đến thặng dư ngân sách là:
● -5
○ 5
○ 25
○ 75
MACRO_1_T7_16: Có một mức giảm trong sức mua của chính phủ sẽ trực tiếp làm dịch chuyển:
○ Trong dài hạn, nhưng không phải trong ngắn hạn đường tổng cung dịch trái.
○ Trong ngắn hạn, nhưng không phải trong dài hạn đường tổng cung dịch trái.
○ Cả trong ngắn hạn, lẫn dài hạn đường tổng cung dịch trái.
● Đường tổng cầu dịch trái.
MACRO_1_T7_17: Một nền kinh tế được đặc trưng bởi tỉ lệ lạm phát cao và thất nghiệp thấp sẽ giống như trường hợp nào dưới đây?
○ Đang trong giai đoạn tăng trưởng bộc phát.
○ Toàn dụng nhân công.
○ Khoảng trống lạm phát.
● Khoảng trống suy thoái.
MACRO_1_T7_18: Điều nào dưới đây khiến cho một hộ gia đình giảm chi tiêu cho tiêu dùng?
○ Một mức tăng trong thu nhập khả dụng hiện hành của hộ gia đình này.
○ Một mức tăng trong thu nhập kì vọng của hộ gia đình này.
○ Một mức giảm trong thuế ròng của hộ gia đình này.
● Một mức giảm trong thu nhập kì vọng của hộ gia đình này.
MACRO_1_T7_19: Điều nào dưới đây là dịch chuyển hàm tiêu dùng xuống phía dưới?
○ Một mức tăng trong thu nhập khả năng hiện hành.
○ Một mức tăng trong thu nhập kì vọng.
○ Một mức tăng trong sức mua của cải ròng.
● Một mức giảm trong sức mua của cải ròng.
MACRO_1_T7_20: Mức chi tiêu tự định không chịu ảnh hưởng của nhân tố sản xuất nào dưới đây?
○ Lãi suất.
○ Thuế.
● GDP thực.
○ Bất kì nhân tố nào kể trên.