500 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – Test 6
MACRO_1_T6_21: Nếu chính phủ muốn tăng mức GDP thực của mình thì có thể phải giảm:
● Thuế.
○ Việc mua các hàng hóa dịch vụ.
○ Các thanh toán chuyển giao.
○ Quy mô thâm hụt ngân sách.
MACRO_1_T6_22: Kết hợp chính sách tài khóa nào thể hiện rõ nhất chính sách tài khóa “thắt chặt” chống lạm phát?
○ Tăng trong chi tiêu chính phủ và thuế.
○ Giảm trong chi tiêu chính phủ và thuế.
○ Tăng trong chi tiêu chính phủ và giảm thuế.
● Giảm trong chi tiêu chính phủ và tăng thuế.
MACRO_1_T6_23: Cách nào tạo ra sự mở rộng kinh tế nhiều hơn khi chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách?
○ Vay mượn tiền trên thị trường tiền tệ.
○ Giảm chi tiêu chính phủ.
● Tạo tiền mới.
○ Tăng thuế.
MACRO_1_T6_24: Phương thức nào kiềm chế lạm phát tốt nhất khi sử dụng các quỹ từ thặng dư ngân sách?
○ Cắt giảm thuế suất.
● Giữ lại các quỹ.
○ Sử dụng các quỹ để thanh toán những khoản nợ còn chưa trả của chính phủ.
○ Tăng chi tiêu chính phủ cho các chương trình xã hội.
MACRO_1_T6_25: Nếu ngân sách ở trạng thái toàn dụng nhân công có mức thâm hụt là 200 tỉ đồng và ngân sách trên thực tế cho thấy một thâm hụt là 250 tỉ đồng có thể coi đây là:
○ Có thâm hụt cơ cấu nhưng không có thâm hụt chu kì.
○ Có thâm hụt chu kì nhưng không có thâm hụt cơ cấu.
○ Không có thâm hụt cơ cấu cũng như thâm hụt chu kì.
● Có cả thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kì.
MACRO_1_T6_26: Khi thâm hụt ngân sách trong thực tế lớn hơn mức thâm hụt toàn dụng nhân công, khi đó ta nói:
○ Chính sách tài khóa chủ động này là thắt chặt.
● Nền kinh tế ở mức thấp hơn mức toàn dụng nhân công.
○ Hệ thống thuế đối với nền kinh tế là lũy thoái.
○ Thâm hụt cơ cấu đã tăng lên.
MACRO_1_T6_27: Chính sách tài khóa trọng cung nói chung được ban hành thông qua:
● Giảm trong thuế suất.
○ Giảm trong chi tiêu đầu tư.
○ Giảm trong chi tiêu chính phủ.
○ Giảm trong cơ chế bình ổn tự động.
MACRO_1_T6_28: Tại bất kì một năm cho trước, mức thâm hụt việc làm bằng với:
● Thâm hụt cơ cấu.
○ Thâm hụt chu kì.
○ Thâm hụt thực tế.
○ Ngân sách việc làm là zero.
MACRO_1_T6_29: Một ngân hàng thương mại có dự trữ thực tế là 9000, tài khoản nợ là 30000, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20%. Dự trữ dư thừa của ngân hàng này là:
● 3000
○ 6000
○ 7500
○ 9000
MACRO_1_T6_30: Lý do chủ yếu của việc các ngân hàng thương mại phải để dự trữ bắt buộc dưới dạng khoản gửi tại ngân hàng Trung ương là:
○ Bảo vệ khoản gửi trong ngân hàng không bị lỗ.
○ Cung cấp phương tiện kiểm soát việc rút tiền từ ngân hàng thương mại này và những khoản gửi vào các ngân hàng được chọn khác.
○ Bổ sung tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại và bảo vệ chúng chống lại hiện tượng tháo chạy khỏi ngân hàng (bank run).
● Cung cấp cho ngân hàng Trung ương phương tiện kiểm soát khả năng cho vay của ngân hàng thương mại đó.