500 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – Test 6
Bộ đề thi 500 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án) được biên soạn bởi TS. Tạ Đức Khánh (2011). Bộ đề thi được tổng hợp trong 8 bài kiểm tra dạng nhiều lựa chọn và 100 câu hỏi dạng đúng sai. Danh sách các bài trắc nghiệm kinh tế vi mô 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, True/False
Bài kiểm tra 6 bao gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm với các lựa chọn (và đáp án) như sau:
MACRO_1_T6_1: Hiệu quả sản xuất có nghĩa là:
○ Khan hiếm không còn là vấn đề.
● Không thể sản xuất nhiều hơn một hàng hóa mà không phải sản xuất ít hàng hóa khác hơn.
○ Khi chỉ còn một ít các nguồn lực là không thể sử dụng trong sản xuất.
○ Sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa khác đã không còn chi phí cơ hội nữa.
MACRO_1_T6_2: Dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất ra hai hàng hóa gạo và vải mà sản xuất nhiều vải hơn làm cho chi phí biên của một đơn vị gạo không đổi, đường giới hạn khả năng sản xuất có dạng:
○ Đường cong lồi ra phía ngoài xa gốc tọa độ.
○ Đường cong lõm về phía gốc tọa độ.
● Đường thẳng.
○ Đường dốc xuống.
MACRO_1_T6_3: Đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển nếu:
○ Tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống.
○ Người ta quyết định phải có nhiều hàng hóa này và ít hàng hóa khác hơn.
○ Giá của các hàng hóa và dịch vụ tăng lên.
● Các nguồn lực có thể có được đối với đất nước đã thay đổi.
MACRO_1_T6_4: Một trong những chi phí cơ hội của việc tăng trưởng kinh tế là:
○ Việc tích lũy vốn.
○ Thay đổi công nghệ.
○ Giảm tiêu dùng hiện tại.
● Nhận được thêm trong tiêu dùng tương lai.
MACRO_1_T6_5: Thông thường, khi nhiều nguồn lực hơn được dành cho nghiên cứu công nghệ thì:
○ Tiêu dùng hiện tại càng tăng lên.
○ Tỉ lệ thất nghiệp càng cao hơn.
● Đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển ra ngoài nhanh hơn.
○ Đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển ra ngoài nhiều hơn.
MACRO_1_T6_6: Thu nhập quốc dân có thể được đo lường theo các cách, ngoại trừ:
○ Theo giá trị các hàng hóa cuối cùng được sản xuất.
○ Theo giá trị thanh toán trả cho việc mua dòng hàng hóa dịch vụ này.
● Cộng tất cả các giao dịch tiền tệ trong nền kinh tế.
○ Theo giá trị thanh toán trả cho các nhân tố sản xuất đã được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.
MACRO_1_T6_7: Loại nào sau đây không phải là một cấu phần của tổng giá trị hàng hóa dịch vụ cuối cùng trong GDP đo được hiện hành?
● Tiền trợ giá tiêu dùng cho các hộ gia đình của chính phủ.
○ Tiền mua đĩa nhạc của ca sĩ Thanh Lam.
○ Mức tăng trong tiền mua thiết bị của doanh nghiệp.
○ Khoản gia tăng trong tồn kho của doanh nghiệp.
MACRO_1_T6_8: Khoản nào sau đây không phải là một cấu phần của chi tiêu đầu tư đã đo được?
○ Gia tăng tồn kho dự kiến.
○ Gia tăng tồn kho không dự kiến.
○ Xây dựng các chung cư mới.
● Khoản mua chứng khoán của REE.
MACRO_1_T6_9: Đầu tư gộp được xác định là:
○ Đầu tư ròng cộng với khoản thanh toán cổ tức của các hãng.
○ Đầu tư ròng trừ đi khoản giảm giá vốn.
○ Đầu tư ròng trừ đi khoản đầu tư thay thế.
● Đầu tư rộng cộng với khoản giảm giá.
MACRO_1_T6_10: Chênh lệch giữa GDP theo giá nhân tố sản xuất và GDP theo giá thị trường là do những tác động sau:
○ Tổng mức thuế phải nộp cho chính phủ.
● Thuế gián tiếp và trợ cấp.
○ Tổng mức giảm giá vốn.
○ Tiền trả cho người nước ngoài.
MACRO_1_T6_11: Đường tổng cầu dốc xuống là do:
○ Tác động của lãi suất.
○ Tác động cân đối thực trong chi tiêu.
○ Tác động của ngoại thương.
● Cả 3 câu trên.
MACRO_1_T6_12: Tác động lãi suất xảy ra khi một sự tăng lên trong mức giá làm:
○ Tăng cung tiền tệ.
○ Giảm lãi suất.
● Tăng cầu tín dụng.
○ Tăng chi tiêu đầu tư.
MACRO_1_T6_13: Điều nào dưới đây không gây ra sự dịch chuyển sang phải của tổng cầu?
● Giảm trong giá cả.
○ Tăng trong cầu đầu tư.
○ Tăng trong chi tiêu đầu tư.
○ Giảm trong nhập khẩu.
MACRO_1_T6_14: Trong mô hình AS – LM, một sự tăng lên trong mức giá sẽ:
○ Tăng khuynh hướng tiêu dùng biên.
○ Tăng mức độ của số nhân.
● Giảm mức độ của số nhân.
○ Không ảnh hưởng đến mức độ số nhân.
MACRO_1_T6_15: Một sự tăng lên trong tổng mức chi tiêu (AE) sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang:
○ Bên phải một lượng bằng mức tăng trong tổng chi tiêu.
● Bên phải một lượng bằng mức tăng trong tổng chi tiêu nhân với số nhân.
○ Bên trái một lượng bằng mức tăng trong tổng chi tiêu.
○ Bên trái một lượng bằng mức tăng trong tổng chi tiêu nhân với số nhân.
MACRO_1_T6_16: Tổng cung cho biết mối quan hệ giữa:
○ Mức giá và mức sản lượng nội địa được mua.
● Mức giá và mức sản lượng nội địa được sản xuất.
○ Mức giá mà người sản xuất sẳn sàng chấp nhận và mức giá mà người tiêu dùng sẳn sàng thanh toán.
○ Mức sản lượng nội địa dự kiến và mức sản lượng nội địa thực tế được sản xuất.
MACRO_1_T6_17: Nếu quốc hội thông qua một đạo luật kiểm soát mạnh mẽ hơn nữa ô nhiễm khí thải của các hộ kinh doanh. Khi đó sự kiện này giống như:
○ Tăng chi phí sản xuất đơn vị và dịch chuyển đường tổng cung sang phải.
● Tăng chi phí sản xuất đơn vị và dịch chuyển đường tổng cung sang trái.
○ Tăng chi phí sản xuất đơn vị và dịch chuyển đường tổng cầu sang trái.
○ Giảm chi phí sản xuất đơn vị và dịch chuyển đường tổng cung sang trái.
MACRO_1_T6_18: Việc tăng thuế kinh doanh hay thuế doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng:
● Giảm tổng cầu nhưng không thay đổi trong tổng cung.
○ Giảm tổng cung nhưng không thay đổi trong tổng cầu.
○ Giảm tổng cầu và giảm tổng cung.
○ Giảm tổng cung và tăng tổng cầu.
MACRO_1_T6_19: Nếu sản lượng nội địa thực tế ở mức thấp hơn sản lượng nội địa thực tế cân bằng, những nhà sản xuất sẽ thấy:
● Hàng tồn kho đang giảm và họ mở rộng sản xuất.
○ Hàng tồn kho đang tăng và họ mở rộng sản xuất.
○ Hàng tồn kho đang giảm và họ thu hẹp sản xuất.
○ Hàng tồn kho đang tăng và họ thu hẹp sản xuất.
MACRO_1_T6_20: Mối quan hệ nghịch biến giữa GNP và lãi suất là dựa theo:
● Đường tổng cầu.
○ Đường tổng cung.
○ Cả hai đường.
○ Không phải đường tổng cung lẫn tổng cầu.