Kinh tế họcTrắc nghiệm

500 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – Test 5

Bộ đề thi 500 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án) được biên soạn bởi TS. Tạ Đức Khánh (2011). Bộ đề thi được tổng hợp trong 8 bài kiểm tra dạng nhiều lựa chọn và 100 câu hỏi dạng đúng sai. Danh sách các bài trắc nghiệm kinh tế vi mô 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, True/False

Bài kiểm tra 5 bao gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm với các lựa chọn (và đáp án) như sau:

MACRO_1_T5_1: Sự dịch chuyển sản xuất từ hàng hóa tư bản sang hàng hóa tiêu dùng
○ Là có hại vì nó làm giảm tiêu dùng cả trong hiện tại lẫn tương lai.
○ Là có ích vì nó cho phép tiêu dùng hiện tại nhiều hơn trong tương lai.
● Có thể có ích hoặc có hại vì nó cho phép tiêu dùng nhiều hơn trong hiện tại và ít hơn trong tương lai.
○ Có nghĩa là nền kinh tế không hoạt động một cách hiệu quả.

MACRO_1_T5_2: Một đường giới hạn khả năng sản xuất ra 2 loại hàng hóa là máy tính và ô tô sẽ dịch chuyển ra bên ngoài từ một phía máy tính là vì:
● Có sự cải thiện trong kỹ thuật sản xuất máy tính.
○ Có sự tăng lên trong tổng vốn tư bản.
○ Có sự tăng lên trong quy mô lực lượng lao động.
○ Các nguồn lực trước đây chưa được sử dụng hết.

MACRO_1_T5_3: Đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển vào bên trong gốc tọa độ nếu:
○ Dân số ngừng tăng trưởng.
○ Kho vốn suy giảm trong sử dụng không được thay thế.
○ Nền kinh tế đã tăng trưởng chậm lại.
● Những lao động bị thay thế bởi robot trong một số ngành.

MACRO_1_T5_4: Điều nào dưới đây là nói về khan hiếm:
○ Các quốc gia luôn sản xuất bên trong đường giới hạn khả năng sản xuất của họ.
● Các nguồn lực là hữu hạn, còn nhu cầu là vô hạn.
○ Các nguồn lực là hữu hạn trong khi còn có quá nhiều lãng phí.
○ Nhu cầu mặc dù còn bị giới hạn nhưng vẫn vượt quá những nguồn lực.

MACRO_1_T5_5: Yếu tố nào dưới đây không phải là một nguồn lực để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ?
○ Lao động.
○ Tiền của một công ty trong ngân hàng.
○ Thiết bị máy móc.
● Các doanh nghiệp.

MACRO_1_T5_6: Nếu một giỏ hàng hóa có chỉ số giá là 112 trong năm 2009 và 115 trong năm 2010, khi đó:
○ Tỷ lệ lạm phát giữa năm cơ sở và năm 2009 là 12%.
○ Tỷ lệ lạm phát giữa năm cơ sở và năm 2010 là 15%.
○ Tỷ lệ lạm phát của năm 2010 là 2,67%.
● Cả 3 câu trên.

MACRO_1_T5_7: Giả sử không có trợ cấp của chính phủ với hàng hóa dịch vụ, một nền kinh tế có giá trị GDP theo giá thị trường là 90 tỉ USD và thuế gián tiếp (đánh vào sản xuất và bán hàng hóa dịch vụ) là 5 tỉ USD, sẽ có GDP theo giá nhân tố là:
○ 95 tỉ $.
● 85 tỉ $.
○ 90 tỉ $.
○ 5 tỉ $.

MACRO_1_T5_8: Một nền kinh tế có mức tăng thu nhập quốc dân hàng năm là 12% và mức tăng giá cả hàng năm là 5% thì thu nhập quốc dân thực tế là:
● Tăng khoảng 7%.
○ Tăng khoảng 8,5%.
○ Giảm khoảng 5%.
○ Giảm khoảng 7%.

MACRO_1_T5_9: Giá trị gia tăng trong sản xuất bằng với:
○ Phần giá trị mua từ các hãng khác.
○ Lợi nhuận.
○ Tổng giá trị của sản lượng các hàng hóa trung gian.
● Tổng giá trị sản lượng trừ đi các nhân tố đầu vào mua từ các hãng khác.

MACRO_1_T5_10: Các chi tiêu của hộ gia đình dưới đây thuộc về chi tiêu cho tiêu dùng, ngoại trừ:
○ Tiền trả cho một nha sĩ.
○ Tiền mua một ô tô mới.
● Tiền mua một ngôi nhà mới.
○ Tiền mua một áo khoác mới.


MACRO_1_T5_11: Một nền kinh tế có thể đang hoạt động ở bên trên mức cân bằng việc làm đầy đủ, có thể do:
● Đường AD dịch chuyển sang phải.
○ Đường AD dịch chuyển sang trái.
○ Đường SRAS dịch chuyển sang trái.
○ Đường SRAS dịch chuyển sang phải.

MACRO_1_T5_12: Khi tất cả các điều kiện khác không đổi, một sự giảm xuống trong mức giá nội địa sẽ làm dịch chuyển hàm xuất khẩu ròng:
○ Xuống dưới, làm cho hàm tổng chi tiêu dịch chuyển xuống dưới.
● Lên trên, làm cho hàm tổng chi tiêu dịch chuyển lên trên.
○ Lên trên, làm cho hàm tổng chi tiêu dịch chuyển xuống dưới.
○ Xuống dưới, làm cho hàm tổng chi tiêu dịch chuyển lên trên.

MACRO_1_T5_13: Đường AD miêu tả sự kết hợp của:
● Thu nhập quốc dân thực tế và mức giá tương ứng với mức tổng chi tiêu mong muốn.
○ Thu nhập quốc dân danh nghĩa và mức giá tương ứng với tổng mức chi tiêu mong muốn.
○ Thu nhập quốc dân thực tế và mức giá tương ứng với tổng mức chi tiêu mong muốn duy nhất.
○ Thu nhập quốc dân thực tế và mức giá tương ứng với một sự cân bằng trong thanh toán quốc tế.

MACRO_1_T5_14: Nếu mức giá hiện hành nằm dưới mức cân bằng vĩ mô ngắn hạn, khi đó:
○ Mức sản lượng mong muốn hay kế hoạch của các hãng lớn hơn mức sản lượng tương ứng với những quyết định chi tiêu.
○ Tổng mức chi tiêu mong muốn thấp hơn sản lượng hàng hóa được cung ứng trong ngắn hạn.
● Mức sản lượng kế hoạch của các hãng thấp hơn mức sản lượng phù hợp với những quyết định chi tiêu.
○ Mức giá có khuynh hướng điều chỉnh theo hướng trượt dọc xuống dưới và bên phải của đường AD.

MACRO_1_T5_15: Các điều kiện khác không thay đổi, một sự tăng lên trong chi tiêu đầu tư mong muốn hay kế hoạch sẽ:
○ Làm dịch chuyển đường AE lên trên.
○ Làm dịch chuyển đường AD sang phải.
○ Làm cho mức thu nhập quốc dân thực tế cân bằng và mức giá tăng nếu nền kinh tế đang hoạt động trong đoạn giữa của đường SRAS.
● Tất cả những điều trên.

MACRO_1_T5_16: Một sự dịch chuyển sang phải của đường SRAS có thể là do:
○ Gia tăng trong giá của các nhân tố.
○ Giảm trong năng suất.
● Tăng trong năng suất / hoặc giảm trong giá các nhân tố.
○ Giảm trong cung các nhân tố.

MACRO_1_T5_17: Với một đường tổng cầu đã cho, một sự dịch chuyển của đường SRAS sang trái có thể gây ra:
○ Tăng trong thu nhập quốc dân thực tế và mức giá trong ngắn hạn.
● Tăng trong mức giá nhưng giảm trong thu nhập quốc dân thực tế ngắn hạn.
○ Giảm trong mức giá nhưng tăng trong mức thu nhập quốc dân thực tế.
○ Giảm trong thu nhập quốc dân tiềm năng.

MACRO_1_T5_18: Đường LRAS dịch chuyển phải nếu:
○ Những thay đổi về thuế tạo ra những khuyến khích nhiều hơn cho đầu tư nhưng ít hơn cho lao động.
● Cung về lao động và vốn quốc gia tăng lên.
○ Thuế giảm khiến cho tổng mức cầu cao hơn.
○ Giá các nhân tố giảm.

MACRO_1_T5_19: Cơ chế tự điều chỉnh trong dài hạn đi kèm với tình trạng lạm phát do cú sốc một lần về cầu là nhằm nói đến:
○ Khuynh hướng thu nhập quốc dân tiềm năng điều chỉnh, do đó thanh toán khoảng trống lạm phát.
○ Giá các nhân tố tăng nhiều hơn mức giá chung.
● Giá các nhân tố tăng sao cho thu nhập quốc dân tiềm năng và giá thực của các nhân tố được bảo tồn. Do đó, thanh toán khoảng trống lạm phát.
○ Mức giá chung tăng mà không có bất kì sự thay đổi nào trong giá các nhân tố.

MACRO_1_T5_20: Đường tổng cung dài hạn (LRAS) biểu thị mối quan hệ giữa mức giá chung và thu nhập quốc dân thực tế:
○ Tại nhánh thẳng đứng của đường SRAS nơi mà đạt được giới hạn cao nhất về năng lực sản xuất của nó.
● Sau khi các giá cả và chi phí đầu vào đã được điều chỉnh một cách đầy đủ trong việc đáp ứng các cú sốc một lần.
○ Khi giá các nhân tố thực biến thiên trong dài hạn.
○ Không có điều nào kể trên.

1 2 3 4Trang sau
Xem thêm
Back to top button