Kinh tế họcTrắc nghiệm

500 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – Test 1

MACRO_1_T1_41: Theo giả thuyết về lạm phát gia tốc, khi có một khoảng trống lạm phát và có điều chỉnh của chính sách tiền tệ có hiệu lực thì:
○ Cơ chế điều chỉnh tiền tệ sẽ đưa lạm phát về trạng thái kiểm soát.
● Kỳ vọng là lạm phát sẽ tăng và điều này dẫn đến làm tăng tỷ lệ lạm phát thực tế.
○ Sản lượng sẽ bị kìm hãm ở bên dưới mức tiềm năng, do vậy sẽ tạo ra khoảng trống suy thoái.
○ Tỷ lệ lạm phát sẽ có gia tốc ngay cả khi kì vọng về lạm phát là không đổi.

MACRO_1_T1_42: Lạm phát kì vọng thuần túy ở một tỷ lệ không đổi sẽ xảy ra khi:
○ Có dư cầu về lao động.
○ Tỷ lệ thất nghiệp đo được ở mức cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
● Không có dư về tổng cầu.
○ Đường LRAS dịch chuyển sang phải ở tỉ lệ không đổi.

MACRO_1_T1_43: Điều nào dưới đây là một lợi ích của tăng trưởng kinh tế thực đối với một xã hội?
○ Mỗi người được hưởng thu nhập danh nghĩa lớn hơn.
● Mức sống tăng lên.
○ Gánh nặng khan hiếm tăng.
○ Xã hội ít có khả năng thỏa mãn những nhu cầu mới.

MACRO_1_T1_44: Tổng sản lượng hay GDP thực trong một năm bất kì bằng với:
○ Số sản lượng đầu ra chia cho số lao động đầu vào.
○ Năng suất lao động nhân với sản lượng đầu ra.
● Số giờ lao động nhân với năng suất lao động.
○ Số giờ lao động chia cho năng suất lao động.

MACRO_1_T1_45: Khi thuế quan được áp cho một hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài thì:
○ Cầu về hàng hóa này sẽ tăng.
○ Cầu về hàng hóa này sẽ giảm.
○ Cung về hàng hóa này sẽ tăng.
● Cung về hàng hóa này sẽ giảm.

MACRO_1_T1_46: Điều nào sao đây là hậu quả của việc áp đặt thuế quan nhằm mục đích tăng việc làm trong nước?
○ Việc làm trong nước tăng trong ngắn hạn ở ngành nhập khẩu.
○ Giảm trong thuế suất nhập khẩu của nước ngoài.
● Phân bổ lại trong dài hạn những lao động từ ngành xuất khẩu sang ngành trong nước được bảo hộ.
○ Giảm trong giá hàng tiêu dùng.

MACRO_1_T1_47: Trong thế giới có hai nước và hai hàng hóa, không có lợi ích thu được từ thương mại nếu:
○ Một nước quá lớn so với nước kia.
○ Một nước sản xuất hai hàng hóa sẽ hiệu quả hơn.
○ Hai nước cùng sở thích và thị hiếu.
● Hai nước có cùng chi phí cơ hội về một hàng hóa này tính bằng hàng hóa kia.

MACRO_1_T1_48: Tổng bên nợ và bên có trong các tài khoản của cán cân thanh toán BOP sẽ:
○ Cân đối chỉ khi xuất khẩu bằng nhập khẩu.
● Luôn luôn cân đối.
○ Cân đối chỉ khi không có dòng vốn ròng.
○ Cân đối chỉ khi không có dòng dự trữ.

MACRO_1_T1_49: Trong hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay, thâm hụt kinh niên trong tài khoản vãng lai và tài khoản vốn hầu như sẽ dẫn đến:
○ Tăng giá đồng tiền.
● Giảm giá đồng tiền.
○ Dòng vốn ra kinh niên.
○ Dòng ra về dự trữ kinh niên.

MACRO_1_T1_50: Điều gì dưới đây là một bất lợi chủ yếu của hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay?
○ Mỗi nước đều có thể kiểm soát cung tiền của nước mình.
○ Thị trường không thực hiện chức năng một cách hiệu quả.
● Tỷ giá hối đoái dao động với biên độ rộng.
○ Điều chỉnh cán cân thanh toán khó khăn.

Trang trước 1 2 3 4
Xem thêm
Back to top button