Kinh tế họcTrắc nghiệm

500 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – Test 1

MACRO_1_T1_20: Trường phái tân Keynes cho rằng:
○ Đồng nhất cung tiền như là nguồn chủ yếu của dao động tổng cung, tổng cầu và nhấn mạnh đến chính sách ổn định hóa.
○ Nhấn mạnh đến tính linh hoạt của giá cả và khả năng của nền kinh tế điều chỉnh về mức tiềm năng của nó.
● Nhấn mạnh đến tính cứng nhắc của tiền lương và các giá khác và việc nền kinh tế không có khả năng điều chỉnh về mức tiềm năng một cách nhanh chóng.
○ Nhấn mạnh đến tính cứng nhắc của tiền lương và các giá khác và việc nền kinh tế có khả năng điều chỉnh về mức tiềm năng một cách nhanh chóng.

MACRO_1_T1_21: Tình trạng tồn tại khoảng trống giảm phát được đặc trưng bởi:
○ Một khoảng trống sản lượng dương.
○ Một khuynh hướng, mặc dù yếu, khiến cho giá các nhân tố giảm.
○ Một tình trạng cầu về các nhân tố thấp một cách bất thường.
● Tất cả những điều kể trên.

MACRO_1_T1_22: Khi thu nhập quốc dân hiện tại lớn hơn thu nhập quốc dân tiềm năng, khi đó:
○ Khoảng trống sản lượng là dương.
○ Lợi nhuận cao nhưng cầu về các nhân tố lại thấp một cách bất thường.
○ Trong dài hạn, thu nhập quốc dân tiềm năng sẽ tăng lên.
● Tồn tại một khoảng trống lạm phát, điều này hàm ý rằng giá các nhân tố có khuynh hướng tăng lên.

MACRO_1_T1_23: Nếu Yd bằng 0,8Y và tiêu dùng luôn luôn bằng 80% thu nhập khả dụng, khi đó khuynh hướng tiêu dùng biên đối với tổng sản lượng sẽ là:
○ 0.8
○ 0.2
○ 1.6
● 0.64

MACRO_1_T1_24: Với đường LRAS thẳng đứng, sản lượng (thu nhập quốc dân) khi đó:
○ Luôn ở mức tiềm năng cả trong ngắn hạn, lẫn dài hạn.
○ Được xác định bởi mức tổng cầu.
● Được xác định bởi các điều kiện của cung, nhưng mức giá được xác định bởi tổng cầu.
○ Luôn ở mức tiềm năng trong ngắn hạn nhưng không nhất thiết ở mức tiềm năng trong dài hạn.

MACRO_1_T1_25: Thuật ngữ kinh tế học “trọng cung” nhằm nói đến những chính sách mưu toan cứu chữa lạm phát và tăng trưởng thấp trong thu nhập quốc dân thực tế bằng việc dịch chuyển:
● Đường LRAS sang phải.
○ Đường LRAS sang trái.
○ Đường AD sang trái.
○ Đường AD sang phải nhiều hơn mức dịch chuyển của đường LRAS

MACRO_1_T1_26: Điều nào sau đây đưa ra thước đo tốt nhất về lập trường của chính sách tài khóa hiện hành?
○ Chỉ có thuế suất.
● Những thay đổi trong thâm hụt được điều chỉnh theo chu kì.
○ Mức độ thâm hụt hay thặng dư ngân sách trên thực tế.
○ Mối quan hệ giữa doanh thu từ thuế và chi tiêu của chính phủ.

MACRO_1_T1_27: Hàm thâm hụt ngân sách:
○ Biểu thị mối quan hệ giữa doanh thu từ thuế và thu nhập quốc dân thực tế.
○ Sẽ dịch chuyển nếu có sự thay đổi trong thu nhập quốc dân thực tế.
○ Sẽ dịch chuyển nếu thu nhập quốc dân thực tạo ra nhiều hơn trong doanh thu từ thuế.
● Biểu thị mối quan hệ giữa vị trí ngân sách (thặng dư, thâm hụt hay cân bằng) với mức thu nhập quốc dân thực tế.

MACRO_1_T1_28: Những thay đổi nội sinh trong cán cân ngân sách thực tế của chính phủ là vì những thay đổi trong thu nhập quốc dân thực:
○ Được cho thấy bởi việc dịch chuyển trong hàm thâm hụt ngân sách.
○ Kết quả của những thay đổi trong chính sách về thuế suất và chi tiêu của chính phủ.
● Được cho thấy bởi sự vận động dọc theo hàm thâm hụt ngân sách của chính phủ.
○ Được gây ra bởi sự dịch chuyển trong tổng cầu.

MACRO_1_T1_29: Gánh nặng chủ yếu của nợ công trong nền kinh tế mở sẽ:
● Đè gánh nặng lên thế hệ tương lai khi thanh toán nợ gốc và lãi phải được trả cho người nước ngoài.
○ Có lợi tức cao hơn vì hiệu ứng lấn áp (crowding out) đầu tư tư nhân.
○ Giảm lượng vốn dành cho thế hệ hiện tại.
○ Không có điều nào kể trên.

MACRO_1_T1_30: Một sự tăng lên trong thuế suất thu nhập (các hàm chi tiêu khác không đổi) sẽ dẫn đến những điều dưới đây, ngoại trừ:
○ Giảm trong giá trị số nhân.
● Trượt dọc theo đường AD.
○ Giảm trong mức thu nhập quốc dân cân bằng.
○ Giảm trong mức thâm hụt đã được điều chỉnh theo chu kì.

Previous page 1 2 3 4Next page
Back to top button