Kinh tế họcTrắc nghiệm

500 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – Test 1

Bộ đề thi 500 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án) được biên soạn bởi TS. Tạ Đức Khánh (2011). Bộ đề thi được tổng hợp trong 8 bài kiểm tra dạng nhiều lựa chọn và 100 câu hỏi dạng đúng sai. Danh sách các bài trắc nghiệm kinh tế vi mô 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, True/False

Bài kiểm tra 1 bao gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm với các lựa chọn (và đáp án) như sau:

MACRO_1_T1_1: Khan hiếm là tình trạng mà ở đó:
○ Hiệu quả sản xuất bị thanh toán.
○ Không tồn tại trong nền kinh tế giàu có.
● Tồn tại vì số lượng nguồn lực là hữu hạn, còn nhu cầu con người là vô hạn
○ Nảy sinh khi sự gia tăng năng suất giảm sút.

MACRO_1_T1_2: Sự cần thiết phải đánh đổi (trade off) trong sản xuất và phân phối nảy sinh vì:
○ Thất nghiệp.
○ Suy giảm trong năng suất.
● Khan hiếm.
○ Nền kinh tế là chỉ huy hay kế hoạch tập trung từ một trung tâm.

MACRO_1_T1_3: Chi phí cơ hội đo lường:
○ Sự khác nhau về chi phí sử dụng tiền.
○ Lượng tiền phải mất đi khi mua một hàng hóa.
● Số lượng một hàng hóa phải từ bỏ để có được một số lượng hàng hóa khác.
○ Những phương thức khác nhau khi sản xuất ra sản phẩm.

MACRO_1_T1_4: Kinh tế học thực chứng nhằm:
● Mô tả và giải thích các sự kiện, các vấn đề kinh tế một cách khách quan dựa trên các chứng cứ thực tế.
○ Giải thích hành vi của các chủ thể kinh tế.
○ Đưa ra quan điểm thống trị trong nhà nước hiện hành.
○ Chứng minh cho các chính sách kinh tế nhà nước bằng các số liệu thực tế.

MACRO_1_T1_5: Kinh tế học Vĩ mô nghiên cứu:
○ Mức giá chung, lạm phát.
○ Tổng sản lượng hàng hóa, dịch vụ.
○ Tỷ lệ thất nghiệp và cán cân thanh toán.
● Tất cả những vấn đề trên.

MACRO_1_T1_6: Chỉ số giá trong một năm nào đó là tỷ lệ giữa chi phí bỏ ra mua một khối lượng hàng hóa đó trong năm đó với chi phí bỏ ra để mua:
○ Cùng một khối lượng hàng đó trong năm cơ sở.
○ Một khối lượng hàng hóa khác trong năm cơ sở.
● Cùng một khối lượng hàng hóa đó trong năm cơ sở nhân với 100.
○ Một khối lượng hàng hóa khác trong năm cơ sở nhân với 100.

MACRO_1_T1_7: Ủy ban kinh tế của quốc hội điều chỉnh thước đo trong GDP thực để tính đến:
○ Những hàng hóa mới nhưng không tính đến chất lượng của những hàng hóa này.
○ Những thay đổi trong chất lượng các hàng hóa nhưng không tính đến những hàng hóa mới.
● Những hàng hóa mới và những thay đổi trong chất lượng tất cả các hàng hóa.
○ Chất lượng của những hàng hóa cũ.

MACRO_1_T1_8: Ước lượng quốc tế của ngân hàng thế giới (WB) đối với GDP thực tế đầu người là:
○ Được điều chỉnh theo chất lượng hàng hóa dịch vụ.
○ Được đo lường theo giá trị đồng tiền của mỗi nước.
○ Được điều chỉnh với những khu vực sản xuất phi thị trường.
● Không được điều chỉnh với những khu vực sản xuất phi thị trường.

MACRO_1_T1_9: Nếu giảm giá tư bản (Depreciation) ít hơn đầu tư nội địa gộp của tư nhân, khi đó:
○ Đầu tư nội địa ròng của tư nhân là âm.
● Đầu tư nội địa ròng của tư nhân là dương.
○ Đầu tư nội địa ròng của tư nhân là 0.
○ Hàng tồn kho đã tăng lên.

MACRO_1_T1_10: Nếu GDP danh nghĩa bằng 500$ tỷ trong năm 2009 và bằng 525$ tỷ trong năm 2010 và giá trung bình của các hàng hóa dịch vụ tăng 20% từ năm 2009 sang năm 2010, khi đó:
● Sử dụng năm 2009 như năm cơ sở, GDP thực của năm 2010 xấp xỉ bằng 437,5$ tỷ.
○ GDP thực đã giảm từ năm 2009 sang năm 2010.
○ Sử dụng năm 2010 làm năm cơ sở, GDP thực của năm 2009 xấp xỉ 550$ tỷ.
○ Sử dụng năm 2009 làm cơ sở, GDP thực của năm 2010 xấp xỉ 600$ tỷ.

MACRO_1_T1_11: Để thu hẹp khoảng cách lạm phát (inflation gap) theo cách không có sự can thiệp của chính sách, khi đó Chính phủ phải:
○ Tăng tổng cầu.
○ Giảm tổng cầu.
○ Tăng tổng cung.
● Giảm tổng cung.

MACRO_1_T1_12: Đường tổng cầu có độ dốc đi xuống vì ở mức giá thấp hơn:
○ Cung tiền danh nghĩa lớn hơn, cho phép dân chúng mua nhiều hơn.
○ Tỉ suất lợi tức lớn hơn, cho phép dân chúng mua được nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn.
● Giá trị thực của tài sản lớn hơn, cho phép dân chúng tiêu dùng nhiều hơn.
○ Liên quan đến giá nước ngoài, nước ngoài sử dụng hàng hóa nội địa giảm đi khiến xuất khẩu ròng giảm.

MACRO_1_T1_13: Đường tổng cầu phải dịch chuyển sang phải nếu:
○ Thuế của Chính phủ tăng.
○ Niềm tin của các nhà kinh doanh giảm.
● Xuất khẩu ròng tăng.
○ Tài sản công giảm.

MACRO_1_T1_14: Phát biểu nào sau đây là đúng với đường tổng cung ngắn hạn?
○ Giả sử giá không đổi.
○ Là một đường dốc lên.
○ Độ dốc tăng lên khi sản lượng tiềm năng đạt được.
● Sản lượng tiếp tục tăng khi sản lượng tiềm năng đạt được.

MACRO_1_T1_15: Khi giá của các yếu tố nguồn lực tăng, khi đó:
○ Tổng cung ngắn hạn tăng, mức giá cân bằng và GDP thực tăng.
● Tổng cung ngắn hạn giảm, mức giá cân bằng và GDP thực giảm.
○ Tổng cung ngắn hạn giảm, mức giá cân bằng tăng nhưng GDP thực giảm.
○ Tổng cung ngắn hạn giảm, mức giá cân bằng giảm nhưng GDP thực tăng.

MACRO_1_T1_16: Đường tổng cung ngắn hạn sẽ dịch sang phải nếu:
○ Mức giá kì vọng tăng.
○ Chi phí về nhân tố sản xuất tăng.
○ Thuế doanh nghiệp tăng.
● Những điều chỉnh của Chính phủ được nới lỏng.

MACRO_1_T1_17: Đường tổng cung và tổng cầu cắt nhau biểu thị:
● Mức GDP thực tế cân bằng, mức này có thể lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng mức GDP thực tế tiềm năng.
○ Mức giá cân bằng dài hạn ở mức GDP thực tế tiềm năng.
○ Mức giá cân bằng dài hạn, mức này có thể không phải là mức GDP thực tế tiềm năng dài hạn.
○ Mức giá cân bằng dài hạn của GDP thực tế tiềm năng, mức này có thể bằng, hoặc không bằng mức giá cân bằng dài hạn.

MACRO_1_T1_18: Chính sách ổn định hóa để thu hẹp khoảng trống lạm phát (inflation gap) thường bao gồm:
● Tăng thuế để giảm tổng cầu.
○ Giảm chi tiêu chính phủ để tăng tổng cung ngắn hạn.
○ Giảm thuế để tăng tổng cầu.
○ Tăng thuế và giảm chi tiêu chính phủ để giảm tổng cung ngắn hạn.

MACRO_1_T1_19: Trường phái tiền tệ và tân cổ điển cho rằng:
○ Bác bỏ chính sách không can thiệp, trong khi trường phái tân Keynes khuyến nghị chính sách này.
● Bác bỏ chính sách ổn định hóa của nhà nước, trong khi trường phái tân Keynes khuyến nghị chính sách này.
○ Có sự bất đồng trong chính sách tiếp cận với tình trạng khoảng trống lạm phát và khoảng trống suy thoái.
○ Đồng ý với trường phái tân Keynes trong chính sách tiếp cận với tình trạng trống lạm phát và trống suy thoái.

1 2 3 4Trang sau
Xem thêm
Back to top button