500 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô – T7
MICRO_1_T7_31: Các Chính phủ thường điều chỉnh việc định giá trong ngành khi thị trường mang đặc trưng bởi:
○ Cạnh tranh độc quyền.
○ Cạnh tranh hoàn hảo.
● Độc quyền.
○ Độc quyền nhóm.
MICRO_1_T7_32: Khi hoạt động điều chỉnh của Chính phủ nhằm kiển soát lợi nhuận của một nhà độc quyền, sẽ gây ra nguy cơ:
○ Thúc đẩy cắt giảm tiền lương.
○ Khuyến khích việc sản xuất những sản phẩm không an toàn.
● Loại bỏ việc khuyến khích đối với hoạt động hiệu quả.
○ Thúc đẩy thôn tính qua cấu kết.
MICRO_1_T7_33: Hoạt động nào dưới đây không làm tăng sự bất bình đẳng?
○ Thừa kế của cải.
○ Chấp nhận rủi ro.
○ Những khác biệt về tài năng.
● Hệ thống thuế thu nhập lũy tiến.
MICRO_1_T7_34: Một động cơ hàng đầu cho việc phi điều chỉnh (deregulation) là:
○ Để tăng cường sự kiểm soát của các cơ quan điều chỉnh.
● Để cải thiện tính hiệu quả của các hãng.
○ Để giảm lạm phát.
○ Để giảm bớt số lượng các hãng trong những lĩnh vực nào đó.
MICRO_1_T7_35: Các nghiệp đoàn đôi khi ủng hộ hoạt động điều chỉnh vì họ tin rằng điều đó:
○ Cung cấp những việc làm trong khu vực nhà nước.
○ Phù hợp với mục đích khuyến khích quyền lực độc quyền.
○ Hỗ trợ việc tăng doanh thu trong thị trường hàng xuất khẩu.
● Giúp ngăn cản việc cắt giảm tiền lương.
MICRO_1_T7_36: Những sáp nhập của các công ty lớn:
○ Là nhằm tăng chi phí trugn bình, do đó cho phép tăng giá.
● Đôi khi làm giảm cạnh tranh.
○ Tạo ra sự phân chia quyền lực.
○ Là sự quan tâm của chỉ những cổ đông của công ty.
MICRO_1_T7_37: Mức độ tập trung trong một ngành tăng lên khi:
● Cầu về sản phẩm tăng.
○ Khuyến khích luật chống độc quyền trở nên chặt chẽ hơn.
○ Luật an toàn trong sản phẩm tiêu dùng được tăng cường.
○ Những đổi mới kỹ thuật làm tăng quy mô hiệu quả của công ty.
MICRO_1_T7_38: Điều nào dưới đây là một lý lẽ quan trọng ngăn cản kinh doanh lớn?
● Các hãng lớn có quyền lực thị trường giúp cho việc kiểm soát thặng dư tiêu dùng.
○ Các hãng lớn dành quá nhiều nguồn lực cho việc nghiên cứu, do đó thúc đẩy nhanh sự đổi mới (inovation) hơn những hãng nhỏ.
○ Các hãng lớn được hưởng lợi thế kinh tế nhờ quy mô trong khi các hãng nhỏ không có.
○ Các hãng lớn có chi phí cao hơn các hãng nhỏ.
MICRO_1_T7_39: Những lý lẽ nào dưới đây không được coi là căn cứ để đưa ra luật chống độc quyền?
○ Các nhà độc quyền đôi khi làm giảm cạnh tranh.
○ Các nhà độc quyền làm giảm năng lực cạnh tranh trên thị trường ngoài nước.
● Các nhà độc quyền đòi hỏi những chi tiêu quá lớn cho an toàn nơi làm việc.
○ Chúng thường tạo ra những chi phí kiện cáo (litigation costs) quá lớn.
MICRO_1_T7_40: Một hệ thống thuế thu nhập trong đó thuế suất tăng khi thu nhập tăng được gọi là:
○ Thuế tỷ lệ.
● Thuế lũy tiến.
○ Thuế lũy thoái.
○ Thuế trực tiếp.