500 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô – T2
Bộ đề thi 500 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vi mô (có đáp án) được biên soạn bởi TS. Tạ Đức Khánh (2011). Bộ đề thi được tổng hợp trong 8 bài kiểm tra dạng nhiều lựa chọn và 100 câu hỏi dạng đúng sai. Danh sách các bài trắc nghiệm kinh tế vi mô 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, True/False
Bài kiểm tra 2 bao gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm với các lựa chọn (và đáp án) như sau:
MICRO_1_T2_1: Vai trò của các giả định trong một lý thuyết kinh tế là để:
○ Biểu thị chính xác thế giới hiện nay.
● Trừu tượng hóa thực tế.
○ Tránh việc đơn giản hóa thế giới thực.
○ Đảm bảo cho lý thuyết đó xem xét tất cả các đặc trưng của thực tế không loại trừ bất cứ điều gì.
MICRO_1_T2_2: Điều nào trong số những điều dưới đây không gây ra sự dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất?
○ Sự cải tiến trong phương pháp sản xuất.
○ Sự gia tăng dân số của một nước.
● Thất nghiệp giảm.
○ Một trận lụt hủy hoại đất nông nghiệp.
MICRO_1_T2_3: Trong kinh tế học, hiệu quả có nghĩa là:
○ Thu nhập được phân phối công bằng giữa các công dân.
○ Có mức lạm phát thấp nhất và các nguồn lực được sử dụng đầy đủ.
○ Tổng năng suất tăng lên ở mức không đổi và bằng nhau trong từng khu vực của nền kinh tế.
● Nến kinh tế đang sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ mà các công dân của nó mong muốn với chi phí thấp nhất có thể.
MICRO_1_T2_4: Cầu thị trường về một loại hàng hóa chịu ảnh hưởng ít nhất bởi:
○ Thu nhập của người tiêu dùng.
○ Giá của các hàng hóa liên quan.
● Chi phí của các nguồn lực đầu vào.
○ kỳ vọng về sự thay đổi giá trong tương lai.
MICRO_1_T2_5: Sự điều chỉnh của người tiêu dùng trước sự thay đổi giá tương đối gọi là:
○ Hiệu ứng của cải.
● Hiệu ứng thay thế.
○ Hiệu ứng thu nhập.
○ Hiệu ứng thích nghi.
MICRO_1_T2_6: Tiến bộ kỹ thuật sẽ làm dịch chuyển:
○ Cầu lên trên và sang phải.
○ Đường giới hạn khả năng sản xuất về phía gốc tọa độ.
● Đường cung sang phải và tách khỏi trục tung.
○ Đường cung lên trên và sang trái.
MICRO_1_T2_7: Giá thị trường dưới mức cân bằng có khuynh hướng tạo ra:
○ Dư thừa hàng hóa.
○ Suy giảm trong chi phí nhân tố.
○ Thị trường của người mua.
● Thiếu hụt hàng hóa.
MICRO_1_T2_8: Nếu cả cung và cầu về một loại hàng hóa tăng, khi đó:
○ Giá sẽ tăng.
● Số lượng sẽ tăng.
○ Lợi nhuận của các doanh nghiệp cạnh tranh sẽ tăng.
○ Phúc lợi của xã hội sẽ tăng.
MICRO_1_T2_9: Giá sàn sẽ dẫn đến những điều dưới đây, ngoại trừ:
○ Hình thành kho dự trữ của Chính phủ.
○ Chơ đen và tham nhũng.
● Khan hiếm hàng hóa.
○ Phi hiệu quả kinh tế.
MICRO_1_T2_10: Co dãn theo giá của cầu có khuynh hướng hướng hơn:
○ Đối với hàng thiết yếu hơn so với hàng xa xỉ.
○ Khi những nhà sản xuất sẵn có những hàng hóa để lựa chọn sản xuất.
○ Khi chi phí cơ hội để sản xuất cao hơn.
● Số người sử dụng hàng hóa đó lớn hơn.
MICRO_1_T2_11: Cắt giảm cung một lượng hàng hóa sẽ có khuynh hướng làm tăng:
○ Cầu về một hàng hóa bổ sung.
○ Cầu đối với chính hàng hóa đó.
○ Doanh thu của ngành nếu cầu của nó là co dãn theo giá.
● Cầu về một hàng hóa thay thế.
MICRO_1_T2_12: Cạnh tranh mới khiến cho giá một hàng hóa giảm từ 650USD xuống còn 350USD. Trong khi lượng bán tăng từ 70.000 sản phẩm lên 210.000 sản phẩm hàng năm. Vậy, mức độ co dãn theo giá của cầu vào khoảng:
○ 3,333
● 1,667
○ 0,333
○ 0,600
MICRO_1_T2_13: Giả sử việc tăng thu nhập của người tiêu dùng từ 160USD/tháng lên 170USD/tháng khiến cho tiêu dùng về hàng hóa A giảm từ 10 đvsp xuống còn 7 đvsp. Co dãn theo thu nhập của cầu sẽ vào khoảng:
○ -10
○ -5
● -6
○ 5
MICRO_1_T2_14: Thặng dư của người tiêu dùng là:
○ Phần chênh lệch giữa MU trên mức giá đơn vị hàng cuối cùng được mua.
○ Tổng mức MU của tất cả các hàng hóa được mua.
● Tổng mức chênh lệch giữa MU trên mức giá mỗi một hàng hóa được mua.
○ Mức chênh lệch giữa MU và tổng độ thỏa dụng.
MICRO_1_T2_15: Khi giá của một hàng hóa giảm:
● Hiệu ứng thay thế luôn làm tăng mua và hiệu ứng thu nhập luon làm tăng mua.
○ Hiệu ứng thay thế luôn làm tăng mua và hiệu ứng thu nhập luôn làm giảm mua.
○ Nếu hàng hóa là hàng thứ cấp, hiệu ứng thu nhập làm tăng mua.
○ Nếu hàng hóa là hàng thứ cấp, hiệu ứng thay thế làm giảm mua.
MICRO_1_T2_16: Đường cầu thị trường có thể nhận được bằng cách:
○ Cộng các đường tổng độ thỏa dụng của các cá nhân.
○ Cộng các mức giá trả bởi mỗi cá nhân.
○ Cộng theo chiều thẳng đứng của các đường cầu cá nhân.
● Cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân.
MICRO_1_T2_17: Nói đường cầu về một hàng hóa là nói đến:
○ Những số lượng được mua khác nhau khi giá của một hàng hóa thay đổi theo thời gian.
● Những số lượng được mua khác nhau ở những mức giá tỉa thuyết khác nhau trong cùng một thời điểm.
○ Mức giá thấp nhất mà người ta có thể chấp nhận để bán những số lượng khác nhau về một hàng hóa ở cùng một thời điểm.
○ Những kết hợp số lượng – giá khác nhau khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi theo thời gian.
MICRO_1_T2_18: Nếu một đầu vào tăng khi tất cả các đầu vào khác không đổi sẽ dẫn đến:
○ Sản phẩm trung bình trên mỗi đơn vị đầu vào biến đổi đó thoạt đầu giảm sau đó tăng.
○ Sản phẩm trung bình nói chung là không đổi.
● Sản phẩm biên rốt cuộc sẽ giảm.
○ Sản phẩm biên nói chung là không đổi.
MICRO_1_T2_19: Đường chi phí trung bình có dạng điển hình là:
○ Nằm ngang.
○ Tăng theo tỷ lệ không đổi.
○ Giảm, tiệm cận nhưng không bao giờ tời trục hoành.
● Hình chữ U
MICRO_1_T2_20: Trong dài hạn, ta có:
○ Tất cả các chi phí là chi phí cố định.
● Tất cả các chi phí là chi phí biến đổi.
○ Tỷ lệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi luôn ổn định.
○ Các chi phí hầu hết giảm khi sản lượng tăng.