Kinh tế họcTrắc nghiệm

500 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô – T1

MICRO_1_T1_21: Tổng mức lợi nhuận được tối đa hóa khi:
○ Doanh thu biên vượt quá chi phí biên.
○ Doanh thu sản phẩm biên bằng với chi phí biên.
● Lợi nhuận biên bằng zero.
○ Lợi nhuận biên bằng với chi phí biên.

MICRO_1_T1_22: Khi chi phí cố định tăng lên, một công ty muốn tối đa hóa lợi nhuận sẽ phải:
○ Tăng giá sản phẩm bán ra.
○ Giảm các chi phí biến đổi.
○ Tăng sản lượng.
● Để cho giá và sản lượng không đổi.

MICRO_1_T1_23: Phân tích biên không mang lại hiệu quả cao cho các nhà kinh doanh bởi:
○ Họ không thực sự muốn tối đa hóa lợi nhuận.
○ Họ muốn tối đa hóa doanh thu chứ không muốn tối đa hóa lợi nhuận.
○ Họ thiếu những kỹ năng toán học cần thiết.
● Cần có những số liệu mà họ khó có thể thu thập được chúng.

MICRO_1_T1_24: Điều nào trong số những điều sau không phải là đặc trưng của cạnh tranh hoàn hảo?
○ Nhiều các công ty nhỏ.
● Các sản phẩm không đống nhất.
○ Không có rào cản gia nhập ngành.
○ Thông tin hoàn hảo

MICRO_1_T1_25: Một công ty cạnh tranh đang chịu thua lỗ sẽ tiếp tục sản xuất trong ngắn hạn đến khi nào:
○ Doanh thu biên còn không đổi.
○ Chi phí biên vượt quá chi phí biến đổi biên.
● Giá vượ quá chi phí biến đổi trung bình.
○ Giá vượt quá chi phí cố định trung bình.

MICRO_1_T1_26: Một công ty cạnh tranh sẽ không ở trong trạng thái cân bằng dài hạn khi:
● Lợi nhuận kinh tế không bằng zero.
○ Lợi nhuận kế toán bằng với chi phí cơ hội của vốn.
○ Giá vượt quá chi phí biến đổi trung bình.
○ Giá vượt quá chi phí cố định trung bình.

MICRO_1_T1_27: Chi phí kinh tế của một công ty cạnh tranh không bao gồm:
○ Chi phí cơ hội về lao động của người chủ.
○ Lợi tức trả cho các khoản vay.
● Tiền lương của các khách hàng.
○ Giá thuê tiềm năng đất thuộc sở hữu công ty.

MICRO_1_T1_28: Thị trường độc quyền thuần túy đòi hỏi:
○ Một sản phẩm đồng nhất.
○ Một vài nhà sản xuất.
● Một rào cản hiệu quả cho việc gia nhập ngành của các nhà cạnh tranh tiềm năng.
○ Chi phí trung bình dàn hạn giảm dần.

MICRO_1_T1_29: So sánh với ngành cạnh tranh có cùng điều kiện chi phí và cầu thì trong độc quyền thường:
● Tăng giá và giảm sản lượng.
○ Tăng giá và tăng sản lượng.
○ Tăng giá và có cùng mức sản lượng.
○ Đặt cùng mức giá và giảm sản lượng.

MICRO_1_T1_30: Một công ty có thể quyết định mức giá phân biệt cho các thị trường khác nhau khi:
○ Những khách hàng dễ dàng chuyển giữa các thị trường này.
○ Co dãn theo giá của cầu là khác nhau giữa các thị trường.
○ Chi phí biên là không đổi.
● Số khách hàng trong các thị trường là gần như nhau.

Trang trước 1 2 3 4Trang sau
Back to top button