Kinh tế họcTrắc nghiệm

342 câu trắc nghiệm Kinh tế vi mô – P8

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Kinh tế vi mô có đáp án kèm theo. Nội dung bao gồm 342 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn, được phân thành 10 chương. Ngoài ra, trong mỗi chương còn có các câu hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn, câu hỏi đúng sai, cụ thể như sau:
1. Những vấn đề chung (68 câu với 19 câu đúng/sai)
2. Cung và cầu (125 câu với 61 câu đúng/sai)
3. Tiêu dùng (81 câu với 35 câu đúng/sai)
4. Sản xuất và chi phí (57 câu với 29 câu đúng/sai)
5. Cạnh tranh hoàn hảo (71 câu với 35 câu đúng/sai)
6. Độc quyền (22 câu với 11 câu đúng/sai)
7. Cạnh tranh độc quyền (74 câu với 35 câu đúng/sai)
8. Độc quyền tập đoàn (33 câu với 15 câu đúng/sai)
9. Cung và cầu lao động (34 câu với 15 câu đúng/sai)
10. Vai trò của chính phủ (71 câu với 39 câu đúng/sai)

Phần nội dung bên dưới là phần trắc nghiệm của chương 8, mời các bạn tham gia ôn tập.

MICRO_2_C8_1: Không giống như các hãng hoạt động trong các thị trường cạnh tranh độc quyền, các nhà độc quyền tập đoàn
○ Gặp đường cầu dốc xuống
○ Là những người chấp nhận giá
● Phải lo lắng về cách mà các đối thủ cạnh tranh phản ứng lại các quyết định của họ
○ Đặt giá cao hơn chi phí cận biên
○ a và d

MICRO_2_C8_2: Một nhóm các công ty hành động phối hợp và phân chia ngành để tối đa hóa lợi nhuận gọi là
○ Độc quyền bán
○ Độc quyền mua
● Cartel
○ Antitrust
○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C8_3: Một khó khăn mà các cartel gặp phải là cá nhân các hãng có thể gian lận và
○ Đặt giá thấp hơn mức đã thống nhất
○ Bán nhiều hơn mức sản lượng đã thống nhất
○ Đặt giá cao hơn mức đã thống nhất
● a và b
○ b và c

MICRO_2_C8_4: Trong Tình thế lưỡng nan của những người tù
○ Cả hai người đều hành động vì lợi ích riêng của mình, dẫn đến phương án tốt nhất trên quan điểm kết hợp của họ
○ Cả hai người phối hợp để thực hiện phương án tốt nhất
● Hành động vì lợi ích riêng của mình, những người từ thực hiện phương án xấu nhất
○ Không thể nói điều gì sẽ xảy ra vì mỗi người tù đều phải lo lắng về các phản ứng của người kia
○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C8_5: Cấu kết trong thực tế là khó khăn vì
○ Luật chống cấu kết làm cho những hiệp định công khai có định giá là bất hợp pháp
○ Cá nhân các hãng có động cơ gian lận và cắt giảm giá lẫn nhau
● Khi điều kiện cầu và chi phí thay đổi khó mà đàm phán lại những hiệp định ngầm
○ Tất cả đều đúng
○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C8_6: Khi các nhà độc quyền công bố sẽ làm theo những sự thay đổi giá do một hãng nào đó đặt ra, thì sẽ có
○ Cạnh tranh giá nhiều hơn
○ Mức độ cạnh tranh giá vẫn như thế
● Cạnh tranh giá ít hơn
○ Rắc rối vì sự công bố làm theo là bất hợp pháp
○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C8_7: Một hãng có thể đặt giá thấp hơn chi phí để đuổi đối thủ cạnh tranh khỏi lĩnh vực kinh doanh mà nó đang tiến hành gọi là
● Đặt giá chiếm thị trường
○ Đặt giá giới hạn
○ Đặt giá có thể cạnh tranh giành lấy thị trường
○ Đặt giá cấu kết
○ Tất cả đều đúng

MICRO_2_C8_8: Một hãng có thể sử dụng công suất thừa để:
○ làm cho những người gia nhập tiềm tàng tin rằng công việc kinh doanh đó là không tốt
● Đe dọa những người gia nhập tiềm tàng bằng việc tăng sản lượng nếu ho gia nhập thị trường
○ Làm cho những người gia nhập tiềm tàng không phân biệt được chi phí sản xuất
○ Làm tăng chi phí của đối thủ của mình
○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C8_9: Một hãng đang ở trong ngành có thể hạ thấp giá của mình để:
○ Thuyết phục những người gia nhập tiềm tàng rằng chi phí cận biên của nó cao
● Thuyết phục những người gia nhập tiềm tàng rằng chi phí cận biên của nó thấp
○ Thuyết phục những người gia nhập tiềm tàng rằng chi phí của nó cao
○ Thuyết phục những người gia nhập tiềm tàng rằng tổng chi phí của nó thấp
○ b và d

MICRO_2_C8_10: Các hãng trong độc quyền tập đoàn có thể ngăn cản việc gia nhập bằng
○ Đe dọa đặt giá chiếm thị trường
○ Xây dựng công suất thừa
● Đặt giá giới hạn
○ Tất cả
○ a và b


MICRO_2_C8_11: Trong cạnh tranh Cournot các hãng
● Cạnh tranh bằng việc chọn sản lượng, với một dự đoán nào đó về sản lượng mà các đối thủ cạnh tranh sẽ sản xuất
○ Cạnh tranh bằng việc chọn giá, với một dự đoán nào đó về giá mà các đối thủ cạnh tranh sẽ đặt
○ Làm theo việc giảm giá của đối thủ cạnh tranh nhưng không làm theo việc tăng giá
○ Cấu kết để cố định giá và thu lợi nhuận độc quyền
○ Phân chia thị trường theo một cách có trật tự

MICRO_2_C8_12: Trong cạnh tranh Bertrand các hãng
○ Cạnh tranh bằng việc chọn sản lượng, với một dự đoán nào đó về sản lượng mà các đối thủ cạnh tranh sẽ sản xuất
● Cạnh tranh bằng việc chọn giá, với một dự đoán nào đó về giá mà các đối thủ cạnh tranh sẽ đặt
○ Làm theo việc giảm giá của đối thủ cạnh tranh nhưng không làm theo việc tăng giá
○ Cấu kết để cố định giá và thu lợi nhuận độc quyền
○ Phân chia thị trường theo một cách có trật tự

MICRO_2_C8_13: Trong mô hình Cournot, hàm phản ứng
● Xác định mức sản lượng của hãng với dự kiến của nó về mức sản lượng hãng kia sẽ sản xuất
○ Xác định mức giá của hãng với dự kiến của nó về mức giá mà hãng kia sẽ đặt
○ Biểu thị cách mà thị trường sẽ phản ứng với sự tăng lợi nhuận của hãng
○ Vạch ra cách thức mà các hãng trong cartel sẽ phản ứng với sự gian lận của một trong các thành viên
○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C8_14: Sản lượng cân bằng trong mô hình Cournot là
○ Cao hơn trong cạnh tranh hoàn hảo
○ Thấp hơn trong cạnh tranh hoàn hảo
○ Cao hơn trong độc quyền bán
○ Thấp hơn trong độc quyền bán
● b và c

MICRO_2_C8_15: Doanh thu cận biên đối với hãng có đường cầu gẫy
○ Là cao hơn trong độc quyền bán
○ Là thấp hơn trong độc quyền bán
○ Bằng trong độc quyền bán
○ Có sự gián đoạn ở mức sản lượng hiện thời
● Không câu nào đúng

MICRO_2_C8_16: Nếu các hàng hóa là thay thế hoàn hảo thì giá cân bằng trong mô hình Bertrand là
○ Cao hơn chi phí cận biên
○ Thấp hơn chi phí cận biên
● Bằng chi phí cận biên
○ Thấp hơn trong độc quyền bán
○ a và d

MICRO_2_C8_17: Nếu các đối thủ cạnh tranh làm theo việc giảm giá nhưng không làm theo việc tăng giá thì đường cầu hãng gặp
● Gẫy ở mức sản lượng hiện thời
○ Có sự gián đoạn ở mức sản lượng hiện thời
○ Nằm ngang ở mức giá hiện thời
○ Thẳng đứng ở mức giá hiện thời
○ Hoặc c hoặc d

MICRO_2_C8_18: Lời phát biểu nào trong các lời phát biểu sau đây là đúng?
○ Mô hình đường cầu gẫy giả định rằng mỗi hãng coi mức sản lượng của các đối thủ của mình là cố định
○ Mô hình đường cầu gẫy giả định rằng mỡi hãng coi mức giá của các đối thủ của mình là cố định
● Trong mô hình hãng trội các hãng nhỏ là những người chấp nhận giá
○ Trong mg Cournot, hai nhà độc quyền cạnh tranh bằng việc chọn mức giá cùng một lúc
○ Tất cả đều đúng

MICRO_2_TF8_1: Trong độc quyền tập đoàn, các hãng lo lắng về các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF8_2: Trong cạnh tranh Cournot, các nhà độc quyền tập đoàn chọn sản lượng của mình dự kiến rằng các đối thủ cạnh tranh sẽ sản xuất ở mức sản lượng đúng bằng thế
○ Đúng
● Sai

1 2Trang sau
Xem thêm
Back to top button