Kinh tế họcTrắc nghiệm

342 câu trắc nghiệm Kinh tế vi mô – P5

MICRO_2_TF5_11: Tô kinh tế là một khoản thanh toán nào đó cho một yếu tố sản xuất thấp hơn mức cần thiết để giữ đầu vào đó ở việc sử dụng hiện thời của nó
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF5_12: Đất đai là đầu vào duy nhất có thể đem lại tô kinh tế
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF5_13: Đường cung dài hạn co dãn hơn đường cung ngắn hạn đối với ngành nhưng không phải đối với hãng
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF5_14: Đường cung dài hạn của ngành là tổng các đường cung của các hãng, bao gồm cả những hãng gia nhập ở các mức giá cao
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF5_15: Ngay cả khi đường cung của hãng là dốc lên trong ngắn hạn thì nó có thể là co dãn hoàn toàn trong dài hạn
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF5_16: Tổng chi phí, tính đúng, phải bao gồm tất cả các chi phí cơ hội của hoạt động
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF5_17: Chi phí cận biên bằng ích lợi cận biên trong một xã hội được điều hành tốt, do đó về mặt bản chất chúng giống nhau
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF5_18: Hiệu quả kinh tế đòi hỏi tất cả các hàng hóa phải được sản xuất ở mức chi phí cận biên tối thiểu
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF5_19: Sự phân bổ tài nguyên hiệu quả đòi hỏi các giá linh hoạt
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF5_20: Hệ thống giá cạnh tranh đạt được hiệu quả về vấn đề như thế nào nhưng không nhất thiết công bằng về vấn đề cho ai
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF5_21: Với những mức giá thấp chúng ta không thể cộng chiều ngang các đường cung của các hãng để được cung thị trường vì ngay cả trong ngắn hạn một số hãng vẫn sẽ đóng cửa nếu chúng không bù đắp được chi phí cố định của mình
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF5_22: Người bán cạnh tranh hoàn hảo được định nghĩa là người có thể bán bao nhiêu tùy ý ở mức giá thịnh hành trên thị trường
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF5_23: Bạn có thể tìm ra đường cung ngắn hạn của thị trường bằng việc cộng chiều ngang các đường cung ngắn hạn của các hãng lại với nhau
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF5_24: Khi chi phí biến đổi của hãng nhỏ hơn tổng doanh thu thì hãng nên đóng cửa sản xuất
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF5_25: Trong xã hội kế hoạch hóa tập trung thì nguyên lý chi phí cận biên bằng nhau có thể áp dụng cho sự lựa chọn của nhà nước nhưng không áp dụng được cho sự lựa chọn của người tiêu dùng
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF5_26: Hãng cạnh tranh nên sản xuất ở điểm chi phí cận biên thấp nhất
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF5_27: Trong dài hạn đường cung của ngành có thể phản ánh chi phí không đổi, tăng hoặc giảm
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF5_28: Nếu có ảnh hưởng hướng ngoại thì có thể có sự khác nhau giữa chi phí xã hội và chi phí bằng tiền của tư nhân
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF5_29: Hãng sẽ đóng của nếu MU cao hơn MC
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF5_30: Hiệu quả kinh tế đòi hỏi tất cả các hàng hóa phải sản xuất ở chi phí cận biên thấp nhất
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF5_31: Có thể có sự phân bổ tài nguyên hiệu quả ngay cả khi P không bằng MC đối với tất cả các hàng hóa
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF5_32: Đường chi phí cận biên nằm ngang gắn với hiệu suất không đổi của quy mô
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF5_33: Hãng cạnh tranh hoàn hảo luôn luôn muốn sản xuất ở điểm chi phí trung bình thấp nhất
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF5_34: Một hãng lớn hơn đang thu được lợi nhuận trong khi đó một số hãng nhỏ hơn đang bị lỗ thì điều đó không phải là một chỉ dẫn tốt về sức mạnh độc quyền
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF5_35: Việc gia nhập và rút khỏi tự do không phải là một đặc điểm cơ bản đối với những điều chỉnh sản lượng ngành theo những thay đổi giá trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
○ Đúng
● Sai

Trang trước 1 2 3 4
Xem thêm
Back to top button