Kinh tế họcTrắc nghiệm

342 câu trắc nghiệm Kinh tế vi mô – P3

MICRO_2_TF3_11: Co dãn của cầu theo thu nhập trong dài hạn lớn hơn co dãn của cầu theo thu nhập trong ngắn hạn
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF3_12: Nếu giá của một hàng hóa giảm cầu về một hàng hóa khác cũng giảm thì các hàng hóa đó là hàng hóa thay thế
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF3_13: Nếu giá của một hàng hóa giảm cầu về một hàng hóa khác cũng giảm thì các hàng hóa đó là hàng hóa thay bổ sung
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF3_14: Khi giá của một hàng hóa giảm, ảnh hưởng thay thế khuyến khích tiêu dùng nhiều hàng hóa đó hơn
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF3_15: Khi giá của một hàng hóa bình thường giảm, ảnh hưởng thu nhập khuyến khích tiêu dùng hàng hóa đó nhiều hơn
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF3_16: Ích lợi cận biên có xu hướng tăng khi mức tiêu dùng tăng
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF3_17: Ích lợi cận biên có xu hướng tăng khi tổng ích lợi tăng
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF3_18: Đường cầu thị trường được xác định bằng cách cộng tất cả các đường cầu cá nhân riêng biệt lại
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF3_19: Lý thuyết “thặng dư tiêu dùng” nói rằng khi hàng hóa được trao đổi giữa người bán và người mua thì người mua được còn người bán mất
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF3_20: Chênh lệch giữa tổng ích lợi và tổng giá trị thị trường làm lợi cho người tiêu dùng vì người tiêu dùng nhận được nhiều ích lợi hơn phần họ trả
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF3_21: Thu nhập của người tiêu dùng tăng làm dịch chuyển đường cầu về trứng lên trên nhưng không làm thay đổi lượng cầu
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF3_22: Với giá và thu nhập xác định, người tiêu dùng cân bằng khi những số lượng mua thêm sẽ làm giảm tổng mức thỏa mãn
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF3_23: Khi một hàng hóa được người ta rất thích nhưng không có các hàng hóa thay thế ở mức độ cao thì đường cầu về nó có xu hướng tương đối không co dãn ở vùng lân cận mức giá hiện hành
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF3_24: Khi một hàng hóa phải mua bằng một tỷ lệ lớn hơn trong ngân sách của người tiêu dùng thì điều đó sẽ có xu hướng làm cho cầu về hàng hóa đó tương đối không co dãn
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF3_25: Có hai yếu tố giải thích cho quy luật đường cầu dốc xuống: ảnh hưởng thay thế – hàng hóa rẻ hơn sẽ được người ta thay thế cho hàng hóa đắt hơn, và ảnh hưởng thu nhập – cầu của người tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập danh nghĩa của họ
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF3_26: Lượng cầuvề hàng hóa cấp thấp tăng khi thu nhập tăng
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF3_27: Quy tắc tối đa hóa ích lợi trong việc chi tiêu là: làm cho ích lợi cận bei6n của đơn vị mua cuối cùng bằng nhau
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF3_28: Độ dốc của đường bàng quan đo ích lợi cận biên tương đối của hai hàng hóa
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF3_29: Đường ngân sách dịch chuyển song song vào phía trong khi thu nhập giảm xuống
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF3_30: Thu nhập giảm đi một nửa đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song ra ngoài (tính từ gốc tọa độ) xa gấp hai lần so với ban đầu
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF3_31: Độ dốc của đường bàng quan biểu thị tỷ lệ mà người tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi hai hàng hóa cho nhau
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF3_32: Khi giá của hàng hóa X thay đổi, đường khả năng tiêu dùng về hàng hóa X và Y sẽ quay xung quanh điểm nằm trên trục biểu thị hàng hóa Y.
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF3_33: Ở cân bằng, tỷ lệ thay thế hai hàng hóa cho nhau của người tiêu dùng bằng tỷ số giá của hai hàng hóa
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF3_34: Độ co dãn của đường ngân sách bằng tỷ số giá của hai hàng hóa
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF3_35: Thay đổi tất cả các giá của hai hàng hóa và thu nhập theo cùng một tỷ lệ sẽ làm cho các lượng cầu cân bằng thay đổi đúng tỷ lệ như thế.
○ Đúng
● Sai

Trang trước 1 2 3 4 5
Xem thêm
Back to top button