287 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – P3
MACRO_3_P3_61: Điều gì quyết định sản lượng sản xuất ra trong một nền kinh tế?
○ Lao động
○ Tư bản
○ Các nhân tố sản xuất
○ Công nghệ sản xuất
● Các nhân tố sản xuất và công nghệ sản xuất
MACRO_3_P3_62: Một doanh nghiệp có động cơ tối đa hoá lợi nhuận khi quyết định lượng cầu về từng nhân tố sản xuất cần căn cứ vào
○ Doanh thu cận biên (hay sản phẩm cận biên) của nhân tố sản xuất
○ Sản phẩm cận biên của lao động và tiền lương thực tế
○ Sản phẩm cận biên của tư bản và giá thuê thực tế của tư bản
○ Chi phí cận biên của nhân tố sản xuất
● Doanh thu cận biên (hay sản phẩm cận biên) của nhân tố sản xuất và chi phí cận biên của nhân tố sản xuất
MACRO_3_P3_63: Nếu một doanh nghiệp tăng sử dụng lao động và tư bản thêm 50% và sản lượng cũng tăng 50%, thì ta nói rằng doanh nghiệp có
● Hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô
○ Hàm sản xuất có lợi suất tăng dần theo quy mô
○ Hàm sản xuất có lợi suất giảm dần theo quy mô
○ Hàm sản xuất có dạng hàm CD
○ Không phương án trong các phương án lựa chọn là đúng
MACRO_3_P3_64: Yếu tố nào trong các yếu tố sau quyết định tiêu dùng và đầu tư?
○ Thu nhập
○ Thu nhập khả dụng
○ Lãi suất danh nghĩa
○ Lãi suất thực tế
● Thu nhập khả dụng và lãi suất thực tế
MACRO_3_P3_65: Khoản nào trong các khoản chi tiêu sau của chính phủ được coi là một phần của GDP?
○ Mua vũ khí quân sự
○ Làm đường và cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục
○ Trợ cấp xã hội cho người cao tuổi
○ Trợ cấp thất nghiệp
● Mua vũ khí quân sự, làm đường và cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục
MACRO_3_P3_66: Biết rằng tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ quyết định tổng cầu của nền kinh tế, trong khi đó các nhân tố sản xuất và hàm sản xuất quyết định tổng cung (tổng sản lượng được sản xuất ra). Yếu tố nào trong các yếu tố sau điều chỉnh để tổng cầu bằng tổng cung?
○ Lãi suất danh nghĩa
● Lãi suất thực tế
○ Thu nhập
○ Thu nhập khả dụng
○ Cơ số tiền
MACRO_3_P3_67: Khi chính phủ tăng thuế, điều gì sẽ xảy ra?
○ Tăng tiêu dùng, giảm đầu tư và tăng lãi suất thực tế
● Giảm tiêu dùng, tăng đầu tư và giảm lãi suất thực tế
○ Tăng tiêu dùng, tăng đầu tư và tăng lãi suất thực tế
○ Giảm tiêu dùng, giảm đầu tư và giảm lãi suất thực tế
○ Cả tiêu dùng, đầu tư và lãi suất thực tế đều tăng.
MACRO_3_P3_68: Theo mô hình tăng trưởng của Solow, tỷ lệ tiết kiệm cao dẫn đến
○ Mức tư bản và sản lượng ở trạng thái dừng cao
○ Mức tư bản và sản lượng ở trạng thái dừng thấp
○ Nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trong ngắn hạn
○ Nền kinh tế tăng trưởng cao và tốc độ tăng trưởng cao ấy sẽ kéo dài mãi mãi
● Mức tư bản, mức sản lượng ở trạng thái dừng cao và nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trong ngắn hạn
MACRO_3_P3_69: Với giả thiết rằng mục đích của các nhà hoạch định chính sách là tối đa hoá sự thịnh vượng của các cá nhân trong xã hội thì họ nên chọn mức tư bản
○ Ở trạng thái dừng
● Ở trạng thái vàng
○ Ở trạng thái dừng và trạng thái vàng
○ Cao hơn mức ở trạng thái vàng
○ Không thể đưa ra lời khuyên là nên chọn ở mức nào
MACRO_3_P3_70: Chính sách kinh tế nào sẽ làm tăng tiết kiệm quốc gia?
○ Giảm chi tiêu mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ, tăng thuế
○ Tăng chi tiêu mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ, giảm thuế
○ Miễn thuế đánh vào tiền lãi và cổ tức
● Giảm chi tiêu mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ, tăng thuế và miễn thuế đánh vào tiền lãi và cổ tức
○ Tăng chi tiêu mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ, giảm thuế và miễn thuế đánh vào tiền lãi và cổ tức
MACRO_3_P3_71: Trong nền kinh tế, khi có lạm phát thì ai là người chịu thuế lạm phát?
● Người giữ tiền
○ Người có khoản tiền gửi trong các ngân hàng
○ Chính phủ
○ Người mua trái phiếu
○ Các công ty phát hành trái phiếu
MACRO_3_P3_72: Theo hiệu ứng Fisher, nếu lạm phát tăng từ 6% lên đến 8% thì điều gì xảy ra với lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa?
○ Nếu giả định là lãi suất thực tế không chịu sự ảnh hưởng của lạm phát thì lãi suất danh nghĩa tăng 6% đến 8% và lãi suất thực cũng tăng như vậy.
● Nếu giả định là lãi suất thực tế không chịu sự ảnh hưởng của lạm phát thì lãi suất danh nghĩa tăng 2% và lãi suất thực không đổi.
○ Nếu giả định là lãi suất thực tế không chịu sự ảnh hưởng của lạm phát thì lãi suất danh nghĩa giảm 2%.
○ Nếu giả định là lãi suất thực tế không chịu sự ảnh hưởng của lạm phát thì lãi suất danh nghĩa giảm 6% đến 8%.
○ Không phương án nào trong các phương án lựa chọn là đúng.
MACRO_3_P3_73: Trong một nền kinh tế mở, các nhà đầu tư có thể vay trên thị trường tài chính quốc tế khi
○ Đầu tư trong nước nhỏ hơn tiết kiệm trong nước
● Tiết kiệm trong nước nhỏ hơn đầu tư trong nước
○ Tiết kiệm trong nước bằng đầu tư trong nước
○ Thị trường tiền tệ trong nước không ổn định
○ Thị trường chứng khoán trong nước không hoạt động.
MACRO_3_P3_74: Một nền kinh tế nhỏ và ”mở cửa ”, nếu cắt giảm chi tiêu cho quốc phòng thì
○ Tiết kiệm quốc dân giảm, cán cân thương mại giảm và tỷ giá hối đoái thực tế tăng
○ Tiết kiệm quốc dân giảm, cán cân thương mại tăng và tỷ giá hối đoái thực tế tăng
● Tiết kiệm quốc dân tăng, cán cân thương mại tăng và tỷ giá hối đoái thực tế giảm
○ Tiết kiệm quốc dân, cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực tế đều tăng
○ Tiết kiệm quốc dân, cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực tế không đổi
MACRO_3_P3_75: Coi mức giá là không đổi, theo lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản, khi tăng cung ứng tiền tệ
○ Lãi suất sẽ tăng
● Lãi suất sẽ giảm
○ Lãi suất không đổi
○ Cầu tiền sẽ tăng
○ Thu nhập tăng
MACRO_3_P3_76: Hiệu quả của chính sách tiền tệ phụ thuộc vào
○ Hệ số co dãn của cầu tiền với lãi suất
○ Sự nhạy cảm của cầu đầu tư với lãi suất
○ Giá trị của số nhân chi tiêu
● Hệ số co dãn của cầu tiền với lãi suất, sự nhạy cảm của cầu đầu tư với lãi suất, giá trị của số nhân chi tiêu
○ Sự nhạy cảm của cầu đầu tư với lãi suất, sự nhạy cảm của cầu đầu tư với lãi suất
MACRO_3_P3_77: Trong mô hình Mundell – Fleming với tỷ giá hối đoái thả nổi, khi chính phủ tăng thuế thì
● Tổng thu nhập không đổi, tỷ giá hối đoái giảm và cán cân thương mại tăng
○ Tổng thu nhập giảm, tỷ giá hối đoái không đổi và cán cân thương mại tăng
○ Tổng thu nhập không đổi, tỷ giá hối đoái tăng và cán cân thương mại giảm
○ Tổng thu nhập tăng, tỷ giá hối đoái giảm và cán cân thương mại tăng
○ Tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại không đổi
MACRO_3_P3_78: Trong mô hình Mundell – Fleming với tỷ giá hối đoái thả nổi, khi chính phủ giảm cung ứng tiền tệ thì
○ Tổng thu nhập không đổi, tỷ giá hối đoái giảm và cán cân thương mại tăng
● Tổng thu nhập thấp hơn, tỷ giá hối đoái cao hơn và cán cân thương mại giảm
○ Tổng thu nhập cao hơn, tỷ giá hối đoái giảm và cán cân thương mại tăng
○ Tổng thu nhập không đổi, tỷ giá hối đoái tăng và cán cân thương mại giảm
○ Tổng thu nhập cao hơn, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại giảm
MACRO_3_P3_79: Trong mô hình Mundell – Fleming với tỷ giá hối đoái cố định, khi hạn ngạch nhập khẩu xe máy được dỡ bỏ thì
● Thu nhập thấp hơn, tỷ giá không thay đổi và cán cân thương mại giảm
○ Thu nhập không thay đổi, tỷ giá hối đoái thấp hơn và cán cân thương mại giảm
○ Thu nhập không thay đổi, tỷ giá hối đoái cao hơn và cán cân thương mại tăng
○ Thu nhập cao hơn, tỷ giá hối đoái thấp hơn và cán cân thương mại không thay đổi
○ Cả thu nhập, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại đều tăng
MACRO_3_P3_80: Trong tình huống nào có thể cắt giảm lạm phát mà không gây ra suy thoái?
○ Làm giảm lạm phát dự kiến
○ Thông báo tới công chúng về kế hoạch giảm lạm phát trước khi họ hình thành kỳ vọng
○ Tạo được niềm tin cho những người ra quyết định về chính sách tiền lương và giá cả rằng kế hoạch giảm lạm phát đã được thông báo sẽ được thực hiện
● Thông báo tới công chúng về kế hoạch giảm lạm phát trước khi họ hình thành kỳ vọng và tạo được niềm tin cho những người ra quyết định về chính sách tiền lương và giá cả rằng kế hoạch giảm lạm phát đã được thông báo sẽ được thực hiện
○ Không có phương án nào mà theo đó có thể cắt giảm lạm phát mà không gây ra suy thoái vì theo mô hình Phillip nếu muốn cắt giảm lạm phát phải chấp nhận sự suy thoái kinh tế.