Kinh tế họcTrắc nghiệm

287 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – P3

MACRO_3_P3_41: Chính sách nào sau đây của chính phủ thất bại đối với việc giảm tỷ lệ thất nghiệp?
○ Giảm trợ cấp thất nghiệp
○ Thiết lập các cơ quan việc làm
○ Thiết lập chương trình đào tạo công nhân
● Tăng tiền lương tối thiểu
○ Phê chuẩn luật về quyền lao động

MACRO_3_P3_42: Sự khác nhau giữa lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy trước hết là ở chỗ
○ Chính phủ tăng thuế giá trị gia tăng lên quá cao và mở rộng tiền tệ quá mức cần thiết.
○ Lạm phát do cầu kéo có nguyên nhân ở cú sốc cầu, làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải và sản lượng tăng.
○ Lạm phát do chi phí đẩy có nguyên nhân ở cú sốc cung, làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái và gây ra tình trạng suy thoái.
○ Chính phủ tăng thuế giá trị gia tăng lên quá cao, mở rộng tiền tệ quá mức cần thiết và lạm phát do cầu kéo có nguyên nhân ở cú sốc cầu, làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải và sản lượng tăng còn lạm phát do chi phí đẩy có nguyên nhân ở cú sốc cung, làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái và gây ra tình trạng suy thoái
● Lạm phát do cầu kéo có nguyên nhân ở cú sốc cầu, làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải và sản lượng tăng còn lạm phát do chi phí đẩy có nguyên nhân ở cú sốc cung, làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái và gây ra tình trạng suy thoái

MACRO_3_P3_43: Lạm phát không dự kiến hay bất ngờ trước hết
○ Làm phát sinh chi phí thực đơn và chi phí mòn giày
● Làm giảm sản lượng của nền kinh tế
○ Phân phối lại của cải giữa người cho vay và đi vay, giữa người nắm giữ tài sản bằng tiền và người nắm giữ tài sản bằng hiện vật.
○ Tạo ra những tác hại tưởng tượng vi các tác nhân kinh tế không tính đến loại lạm phát này.
○ Tất cả các câu đều sai

MACRO_3_P3_44: Khi thực hiện chính sách tài khoá, chính phủ có thể dùng các công cụ sau
○ Giá cả và tiền lương
○ Tỷ giá hối đoái
● Thuế và chi tiêu mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ
○ Thuế quan và hạn ngạch
○ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở.

MACRO_3_P3_45: Nếu chính phủ muốn khuyến khích đầu tư để thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng dài hạn nhưng không muốn làm thay đổi sản lượng hiện tại vì nó đang ổn định ở mức sản lượng tiềm năng, chính phủ sẽ
○ Vận dụng phối hợp chính sách giảm thuế và tăng cung tiền
○ Vận dụng phối hợp chính sách trợ cấp đầu tư và cắt giảm lãi suất chiết khấu
● Vận dụng phối hợp chính sách cắt giảm chi tiêu và thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng
○ Vận dụng phối hợp chính sách cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và giảm thuế
○ Tìm cách ổn định tất cả các biến chính sách ở mức hiện tại

MACRO_3_P3_46: Trong nền kinh tế mở
● Thâm hụt cán cân thương mại phải bằng thâm hụt của khu vực trong nước và ngược lại
○ Xuất khẩu phải bằng nhập khẩu
○ Tiết kiệm phải bằng đầu tư
○ Thâm hụt ngân sách là nguyên nhân duy nhất gây ra thâm hụt trong cán cân thương mại
○ Thâm hụt trong cán cân thương mại phải bằng thặng dư của khu vực tư nhân trong nước

MACRO_3_P3_47: Trong nền kinh tế mở, GDP tính theo phương pháp chi tiêu và theo luồng sản phẩm cuối cùng đều bằng
○ C + I + G + X + IM
● C + I + G + X – IM
○ C + I + G + Te
○ C + I + G + D
○ C + I + G + Td

MACRO_3_P3_48: GDP tính theo giá thị trường và tính theo chi phí nhân tố khác nhau ở
○ Phần khấu hao tài sản cố định
● Thuế gián thu
○ Thuế trực thu
○ Trợ cấp xã hội
○ Trợ cấp thất nghiệp

MACRO_3_P3_49: Bộ phận chi tiêu cho tiêu dùng không phụ thuộc vào thu nhập quyết định
○ Vị trí của đường tiêu dùng
○ Vị trí của đường tiết kiệm
● Điểm cắt trục tung của đường tiêu dùng hay mức tiêu dùng tối thiểu
○ Độ dốc của đường tiêu dùng
○ Độ dốc của đường tiết kiệm

MACRO_3_P3_50: Chi tiêu mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ phụ thuộc vào
○ Thuế của chính phủ
○ Thu nhập của nền kinh tế
● Cân nhắc về mặt chính trị – xã hội của chính phủ
○ Quy mô của chính phủ, tức là chính phủ càng lớn thì mức chi tiêu càng cao.
○ Viện trợ của nước ngoài

MACRO_3_P3_51: Xuất khẩu ròng của một nước phụ thuộc vào
○ Thu nhập của nền kinh tế trong nước
○ Thu nhập ở nước ngoài
○ Khuynh hướng nhập khẩu cận biên
○ Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền trong nước và đồng tiền của các nước bạn hàng
● Thu nhập của nền kinh tế trong nước, thu nhập ở nước ngoài, khuynh hướng nhập khẩu cận biên, tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền trong nước và đồng tiền của các nước bạn hàng

MACRO_3_P3_52: Một trong những nguyên nhân làm cho đường tổng cầu trong mối quan hệ với mức giá có độ dốc âm là sự giảm sút của mức giá tạo ra
○ Sự giảm sút của cung ứng tiền tệ
● Sự gia tăng của nhu cầu tiền tệ phục vụ cho động cơ giao dịch
○ Sự gia tăng cung ứng tiền tệ
○ Sự giảm sút của nhu cầu tiền tệ phục vụ cho động cơ giao dịch
○ Sự giảm sút chi tiêu cho đầu tư.

MACRO_3_P3_53: Sự biến động của nhu cầu về tiền trong nền kinh tế ảnh hưởng tới hiệu quả của chính sách tài khoá như thế nào?
○ Làm tăng hiệu quả của chính sách tài khoá
○ Trung hoà hoàn toàn hiệu quả của chính sách tài khoá
○ Làm giảm hiệu quả của chính sách tài khoá
● Không dự báo được hiệu quả của chính sách tài khoá
○ Không gây ra tác động gì đối với hiệu quả của chính sách tài khoá.

MACRO_3_P3_54: Yếu tố nào trong các yếu tố sâu đây ảnh hưởng đến sản lượng thực tế trong dài hạn?
○ Mức cung ứng tiền tệ
● Mức cung về các yếu tố sản xuất
○ Quy mô chi tiêu của chính phủ
○ Cán cân thương mại quốc tế
○ Quy mô tổng cầu của nền kinh tế

MACRO_3_P3_55: Hiện tượng nào dưới đây không thể xảy ra trong thời kỳ suy thoái
● Đầu tư vào hàng hoá lâu bền tăng
○ Giá cả hàng hoá và dịch vụ giảm
○ Mức thu về thuế giảm
○ Lợi nhuận công ty giảm
○ Trợ cấp thất nghiệp tăng

MACRO_3_P3_56: Cán cân thương mại chắc chắn sẽ được cải thiện khi chính phủ
○ Tăng thuế nhập khẩu đánh vào xe máy
○ Tăng hạn ngạch nhập khẩu ô tô
○ Hạn chế số cư dân trong nước du lịch sang Trung Quốc
○ Trợ cấp xuất khẩu cho một số mặt hàng
● Tăng thuế nhập khẩu đồng loạt 1% và cải thiện cơ chế xuất khẩu, làm cho hoạt động xuất khẩu trở nên thông thoáng hơn.

MACRO_3_P3_57: Khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ chính thức có hiệu lực, có nhiều khả năng
○ Xuất khẩu của Việt Nam tăng và điều này làm cho tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam có xu hướng tăng
○ Nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam tăng và điều này làm cho tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam có xu hướng giảm
○ Người Mỹ sẽ sang du lịch ở Việt Nam nhiều hơn, quan hệ thương mại và tài chính Việt – Mỹ tăng, thị trường hối đoái sôi động hơn
○ Có nhiều khả năng xảy ra hai hiện tượng đó là: Nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam tăng và điều này làm cho tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam có xu hướng giảm và người Mỹ sẽ sang du lịch ở Việt Nam nhiều hơn, quan hệ thương mại và tài chính Việt – Mỹ tăng, thị trường hối đoái sôi động hơn
● Tất cả các phương án lựa chọn đều có thể xảy ra

MACRO_3_P3_58: Trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, sự gia tăng của xuất khẩu ròng sẽ
○ Làm cho đường IS dịch sang phải và xuất hiện luồng vốn từ nước ngoài chảy vào
○ Làm cho đường LM dịch sang phải và sản lượng cân bằng tăng
○ Làm cho đường IS dịch sang trái và xuất hiện luồng vốn chảy ra nước ngoài
● Làm cho đường IS dịch sang phải, xuất hiện luồng vốn từ nước ngoài chảy vào và làm cho đường LM dịch sang phải, sản lượng cân bằng tăng
○ Tất cả các lựa chọn đều đúng

MACRO_3_P3_59: Trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, sự gia tăng của xuất khẩu ròng sẽ
○ Làm cho đường IS dịch sang phải và xuất hiện luồng vốn từ nước ngoài chảy vào
○ Làm cho đồng tiền trong nước lên giá và đường IS dịch chuyển về vị trí cũ
○ Làm thay đổi cơ cấu của sản lượng, nhưng không làm tăng sản lượng
○ Làm cho đường IS dịch sang phải, xuất hiện luồng vốn từ nước ngoài chảy vào và làm cho đồng tiền trong nước lên giá, đường IS dịch chuyển về vị trí cũ
● Tất cả các lựa chọn đều đúng

MACRO_3_P3_60: Nếu mọi người thấy việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng thuận tiện và ít tốn kém hơn, họ sẽ gửi nhiều tiền mặt vào ngân hàng và giữ ít tiền mặt hơn. Hiện tượng này sẽ làm cho
○ Mức cung tiền tăng lên do số nhân tiền tăng
○ Tỷ lệ lạm phát tăng
○ Lãi suất danh nghĩa tăng
○ Tỷ giá hối đoái giảm và xuất khẩu ròng tăng
● Các hiện tượng thể hiện ở tất cả các phương án lựa chọn đều có khả năng xảy ra

Trang trước 1 2 3 4Trang sau
Xem thêm
Back to top button