287 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – P1
MACRO_3_P1_61: Một lý do làm cho đường tổng cầu có độ dốc âm là:
○ Mọi người tìm thấy những hàng hóa thay thế khi giá cả của một mặt hàng mà họ đang tiêu dùng tăng
● Dân cư trở nên khá giả hơn khi mức giá giảm và do đó sẵn sàng mua nhiều hàng hơn
○ Mức giá thấp hơn làm tăng sức mua của lượng tiền mà mọi người đang nắm giữ, do đó họ sẽ tăng tiêu dùng
○ Khi mức giá tăng, mọi người sẽ chuyển từ tiêu dùng hàng ngoại sang tiêu dùng hàng sản xuất trong nước.
MACRO_3_P1_62: Khi chính phủ tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu
● Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
○ Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
○ Đường tổng cung dịch chuyển sang trái
MACRO_3_P1_63: Nếu đầu tư gia tăng thêm một lượng 15 và xu hướng tiêu dùng biên là 0,8, khuynh hướng đầu tư biên bằng 0. Mức sản lượng sẽ:
○ Gia tăng thêm là 19
○ Gia tăng thêm là 27
● Gia tăng thêm là 75
○ Không có câu nào đúng
MACRO_3_P1_64: án cân thanh toán của một quốc gia sẽ thay đổi khi:
○ Lãi suất trong nước thay đổi
○ Tỷ giá hối đoái thay đổi
○ Sản lượng quốc gia thay đổi
● Các câu đều đúng
MACRO_3_P1_65: Tất cả những yếu tố dưới đây là bộ phận của thu nhập quốc dân, trừ:
○ Tiền lương cảnh sát
○ Tiền trả tù nhân cho công việc họ làm trong tù.
● Trợ cấp ốm đau.
○ Lương của những người làm trong các tổ chức từ thiện.
MACRO_3_P1_66: Nếu công chúng giảm tiêu dùng 100tỷ USD và chính phủ tăng chi tiêu 100 tỷ USD, các yếu tố khác không đổi, thì trường hợp nào sau đây đúng:
● Tiết kiệm tăng và nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn
○ Tiết kiệm giảm và nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm hơn
○ Tiết kiệm không đổi
○ Chưa có đủ thông tin để kết luận sẽ có ảnh hưởng gì đến tiết kiệm hay không
MACRO_3_P1_67: Trong dài hạn, cầu tiền phụ thuộc nhiều nhất vào:
● Mức giá
○ Sự sẵn có của thẻ tín dụng
○ Sự sẵn có của các đại lý ngân hàng
○ Lãi suất
MACRO_3_P1_68: Nếu cung tiền tăng 5%, và sản lượng thực tế tăng 2%, giá cả sẽ tăng:
○ 0.05
● < 5%
○ > 5%
○ Các lựa chọn đều sai
MACRO_3_P1_69: Luật tiền lương tối thiểu có khuynh hướng:
○ Tạo ra nhiều thất nghiệp hơn trong thị trường việc làm kỹ năng cao so với trong thị trường việc làm kỹ năng thấp
● Tạo ra nhiều thất nghiệp hơn trong thị trường việc làm kỹ năng thấp so với trong việc làm kỹ năng cao
○ Không tác động đến thất nghiệp nếu nó vẫn được đặt trên tiền lương cân bằng cạnh tranh.
○ Trợ giúp tất cả thanh niên bởi họ nhận được tiền lương cao hơn họ tự xoay sở
MACRO_3_P1_70: ho dù vì lý do nào, thì tiền lương được đặt cao hơn mức lương cân bằng cạnh tranh cũng
○ Làm cho công đoàn có khả năng đình công và tiền lương sẽ hạ xuống mức cân bằng
○ Chất lượng công nhân hạ thấp xuống bởi sự lựa chọn tiêu cực của công nhân trong khi xin việc
● Lượng cung về lao động vượt lượng cầu về lao động và sẽ có thất nghiệp
○ Lượng cầu về lao động vượt lượng cung về lao động và sẽ có thiếu hụt lao động
MACRO_3_P1_71: âu nào nói về tiền lương hiệu quả là đúng?
○ Doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào về việc trả tiền lương hiệu quả hay không bởi vì tiền lương này được xác định bởi luật
○ Việc trả lương ở mức thấp nhất có thể luôn luôn đạt hiệu quả nhất
○ Việc trả trên mức lương cân bằng cạnh tranh tạo ra rủi ro về đạo đức vì nó làm cho công nhân vô trách nhiệm
● Việc trả trên mức lương cân bằng cạnh tranh có thể cải thiện sức khoẻ công nhân, giảm bớt tốc độ thay thế công nhân, cải tiến chất lượng công nhân, và nâng cao nỗ lực công nhân.
MACRO_3_P1_72: Loại thất nghiệp nào sau đây tồn tại ngay cả khi tiền lương ở mức cân bằng cạnh tranh
○ Thất nghiệp do luật tiền lương tối thiểu
○ Thất nghiệp do công đoàn
○ Thất nghiệp do tiền lương hiệu quả
● Thất nghiệp tạm thời
MACRO_3_P1_73: ông đoàn có khuynh hướng làm tăng chênh lệch tiền lương giữa người trong cuộc và người ngoài cuộc vì:
● Bằng việc làm tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, nó có thể tạo ra tăng cung về lao động trong khu vực không có công đoàn
○ Bằng việc làm tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, nó có thể tạo ra sự giảm sút cung về lao động trong khu vực không có công đoàn
○ Bằng việc giảm cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn
○ Bằng việc tăng cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn
MACRO_3_P1_74: Theo quan điểm của Friedman thì sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp chỉ xảy ra
● Trong ngắn hạn, khi đường Phillips chưa dịch chuyển
○ Khi các tác nhân kinh tế có kỳ vọng hợp lý
○ Khi chính phủ thành công trong việc cắt giảm kỳ vọng về lạm phát của các tác nhân kinh tế
○ Khi kỳ vọng được hình thành dựa trên kinh nghiệm quá khứ (giả thuyết kỳ vọng thích nghi) và thị trường nhanh chóng điều chỉnh để trung hoà ảnh hưởng của các cú sốc.
MACRO_3_P1_75: Khi đầu tư làm tăng khối lượng tư bản trong nền kinh tế, đầu tư sẽ
○ Làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải và đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái.
○ Làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái và đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải.
● Không gây ra tác động gì tới mức tổng cung ngắn hạn, nhưng làm thay đổi mức sản lượng tiềm năng, qua đó làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn sang phải.
○ Gây ra tác động như một cú sốc cung thuận lợi và làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải, qua đó làm tăng cả mức tổng cung và tổng cầu.
MACRO_3_P1_76: Trong nền kinh tế giản đơn và nền kinh tế đóng có chính phủ
● Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội
○ Tổng sản phẩm quốc dân nhỏ hơn tổng sản phẩm quốc nội
○ Tổng sản phẩm quốc dân lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội
○ Tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội không có mối quan hệ với nhau
MACRO_3_P1_77: Trong nền kinh tế mở
○ Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội
○ Tổng sản phẩm quốc dân nhỏ hơn tổng sản phẩm quốc nội
○ Tổng sản phẩm quốc dân lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội
● Tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội khác nhau ở phần thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài
MACRO_3_P1_78: Trong nền kinh tế giản đơn
○ Chi tiêu của chính phủ luôn bằng thuế của chính phủ
○ Xuất khẩu luôn luôn bằng nhập khẩu
● Tiết kiệm luôn luôn bằng đầu tư
○ Nhu cầu tiết kiệm luôn luôn bằng nhu cầu đầu tư
MACRO_3_P1_79: Trong nền kinh tế đóng có chính phủ
○ Cán cân thương mại luôn luôn cân bằng
● Thặng dư của khu vực tư nhân phải bằng thâm hụt ngân sách của chính phủ và ngược lại
○ Tiết kiệm luôn luôn bằng đầu tư
○ Chi tiêu của chính phủ luôn luôn bằng thuế của chính phủ
MACRO_3_P1_80: Nếu tính theo phương pháp giá trị gia tăng thì GDP bằng
○ Tổng thu nhập gia tăng của các nhân tố sản xuất trong nước
○ Tổng chi phí tăng thêm phát sinh từ việc sử dụng các nhân tố sản xuất như lao động, vốn, đất đai và năng lực kinh doanh
● Tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong nền kinh tế
○ Tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ trừ khấu hao