Kinh tế họcTrắc nghiệm

284 câu trắc nghiệm Kinh tế học – P1

KTH_2_P1_81: Những đổi mới trong ngành ngân hàng như sử dụng rộng rãi thẻ tín dụng, máy rút tiền tự động,… sẽ làm cho
● Khối lượng tiền tệ tăng lên nếu ngân hàng trung ương không thu hẹp cơ sở tiền tệ
○ Khối lượng tiền tệ giảm vì mọi người không cần giữ nhiều tiền như trước
○ Lãi suất tăng vì mọi người phải vay tiền nhiều hơn
○ Lãi suất tăng vì các ngân hàng cạnh tranh nhau để nhận tiền gửi.

KTH_2_P1_82: Nhận định nào sau đây về tiết kiệm quốc gia là sai
● Tiết kiệm quốc gia bằng tổng của các khoản tiền gửi trong tài khoản tiết kiệm của hệ thống ngân hàng
○ Tiết kiệm quốc gia bằng tổng của tiết kiệm cá nhân và tiết kiệm công cộng
○ Tiết kiệm quốc gia chính là phần sản lượng còn lại sau khi đa thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và chính phủ
○ Tiết kiệm quốc gia bằng đầu tư quốc gia tại mức lãi suất cân bằng

KTH_2_P1_83: Số người bị mất việc do nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái được xếp vào dạng
○ Thất nghiệp tạm thời
○ Thất nghiệp cơ cấu
● Thất nghiệp do thiếu cầu
○ Thất nghiệp tự nhiên

KTH_2_P1_84: Lạm phát là sự gia tăng của
○ Giá cả một mặt hàng
● Mức giá chung
○ Mức thu nhập bình quân
○ GDP danh nghĩa

KTH_2_P1_85: Nếu chỉ số giá trong thời kỳ thứ ba là 125% và thời kỳ thứ tư là 140% thì mức lạm phát trong thời kỳ thứ tư so với thời kỳ thứ ba là:
○ 0.12
● 11,2%
○ 0.15
○ Không thể tính được vì không có thông tin về thời kỳ gốc

KTH_2_P1_86: Nếu tỷ lệ lạm phát lớn hơn lãi suất danh nghĩa thì lãi suất thực tế sẽ:
○ Lớn hơn 0
○ Bằng 0
● Nhỏ hơn 0
○ Không âm

KTH_2_P1_87: Việc Trung Quốc bán nhiều xe máy sang Việt Nam trong thời gian qua chứng tỏ
○ Trung Quốc trợ cấp cho việc xuất khẩu xe máy sang Việt Nam
○ Trung Quốc có lợi thế tuyệt đối so với Việt Nam trong việc sản xuất xe máy
● Trung Quốc có lợi thế so sánh so với Việt Nam trong việc sản xuất xe máy
○ Người Việt Nam sính dùng hàng ngoại hơn hàng hoá sản xuất ở Việt Nam

KTH_2_P1_88: Nếu tổng sản lượng là không đổi và tiết kiệm quốc gia không có quan hệ với lãi suất, sự gia tăng của thuế sẽ
○ Đẩy đường tiết kiệm thẳng đứng sang trái
○ Làm giảm đầu tư
○ Làm tăng tiêu dùng
● Làm giảm mức lãi suất cân bằng và tăng đầu tư

KTH_2_P1_89: Tỷ giá hối đoái thực tế là
○ Tỷ giá hối đoái danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát trong nước
○ Giá của một đồng tiền quốc gia tính bằng một đơn vị của đồng tiền quốc gia khác
● Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đã điều chỉnh để loại trừ ảnh hưởng từ sự thay đổi của giá cả ở trong nước và nước ngoài
○ Tỷ giá hối đoái danh nghĩa tính theo giá hiện hành

KTH_2_P1_90: Những yếu tố nào sau đây không làm tăng xuất khẩu ròng của Việt Nam?
○ Đồng tiền Việt Nam giảm giá
○ Các nước bạn hàng chủ yếu của Việt Nam kích thích nền kinh tế của họ
● Các đồng tiền nước ngoài đều giảm giá
○ Các nước bạn hàng dỡ bỏ hàng rào thuế quan

KTH_2_P1_91: Tiết kiệm công cộng bằng
○ Thuế cộng các khoản chuyển giao của chính phủ trừ khoản mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ
● Thuế trực thu cộng thuế gián thu trừ các khoản chuyển giao và mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ
○ Thuế cộng các khoản chuyển giao của chính phủ cộng khoản mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ
○ Thâm hụt ngân sách của chính phủ

KTH_2_P1_92: Nếu nền kinh tế đang nằm trong trạng thái cân bằng và đường tổng cung của nền kinh tế là đường tổng cung cổ điển thì sự gia tăng mức cung ứng tiền với tỷ lệ e % sẽ làm cho mức gia tăng
● e %
○ ít hơn e %
○ Nhiều hơn e %
○ Ở mức không thể dự báo được

KTH_2_P1_93: Nếu muốn cắt giảm mức cung tiền nhưng không làm thay đổi tổng cầu, chính phủ có thể
○ Tăng thuế và giảm lãi suất chiết khấu
● Giảm thuế và bán trái phiếu chính phủ
○ Tăng chi tiêu và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
○ Giảm chi tiêu và mua trái phiếu

KTH_2_P1_94: Một nền kinh tế nhỏ và mở cắt giảm chi tiêu cho quốc phòng, điều gì sẽ xảy ra với tiết kiệm, đầu tư, cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái?
● Tiết kiệm tăng, đầu tư không đổi, cán cân thương mại tăng và tỷ giá hối đoái thực tế giảm.
○ Tiết kiệm giảm, đầu tư không đổi, cán cân thương mại tăng và tỷ giá hối đoái thực tế giảm.
○ Tiết kiệm tăng, đầu tư tăng, cán cân thương mại tăng và tỷ giá hối đoái thực tế giảm.
○ Tiết kiệm giảm, đầu tư giảm, cán cân thương mại tăng và tỷ giá hối đoái thực tế giảm.

KTH_2_P1_95: Một nền kinh tế nhỏ và mở cấm nhập khẩu tivi của Nhật, điều gì sẽ xảy ra với tiết kiệm, đầu tư, cán cân thương mại, lãi suất và tỷ giá hối đoái?
● Tiết kiệm, đầu tư và cán cân thương mại không đổi nhưng tỷ giá hối đoái thực tế tăng
○ Tiết kiệm, đầu tư và cán cân thương mại không đổi nhưng tỷ giá hối đoái thực tế giảm
○ Tiết kiệm, đầu tư không đổi, nhưng cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực tế tăng
○ Tiết kiệm, đầu tư giảm nhưng cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực tế tăng

KTH_2_P1_96: Trong một nền kinh tế nhỏ và mở, nếu sự bi quan của người tiêu dùng về tương lai làm cho họ chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn thì sẽ dẫn đến
● Cán cân thương mại tăng, tỷ giá hối đoái danh nghĩa giảm, tỷ giá hối đoái thực tế giảm.
○ Cán cân thương mại giảm, tỷ giá hối đoái danh nghĩa giảm, tỷ giá hối đoái thực tế tăng.
○ Cán cân thương mại tăng, tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng, tỷ giá hối đoái thực tế giảm.
○ Cán cân thương mại tăng, tỷ giá hối đoái danh nghĩa giảm, tỷ giá hối đoái thực tế tăng.

KTH_2_P1_97: Trong một nền kinh tế nhỏ và mở, nếu Thái Lan tung ra thị trường một loại mỳ ăn liền hợp khẩu vị người Việt Nam khiến cho nhiều người Việt Nam ưa chuộng loại mỳ đó hơn mỳ ăn liền trong nước thì trong nền kinh tế Việt Nam ta thấy
● Tiết kiệm, đầu tư và cán cân thương mại không đổi nhưng tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế lại giảm.
○ Tiết kiệm, đầu tư và cán cân thương mại giảm nhưng tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế lại không đổi.
○ Tiết kiệm, đầu tư và cán cân thương mại không đổi nhưng tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế lại tăng.
○ Tiết kiệm, đầu tư và cán cân thương mại tăng nhưng tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế lại không đổi.

KTH_2_P1_98: Xét một nền kinh tế được mô tả bằng các phương trình sau: Y= C + I + G + NX; C= 250 + 0,75(Y – T); I = 1000 – 50r; NX = 500 – 500ε; r = r* = 5; Y = 5000; G = 1000; T = 1000. Tiết kiệm quốc dân bằng
● 750
○ 570
○ 1750
○ 1570

KTH_2_P1_99: Xét một nền kinh tế được mô tả bằng các phương trình sau: Y= C + I + G + NX; C= 250 + 0,75(Y – T); I = 1000 – 50r; NX = 500 – 500ε; r = r* = 5; Y = 5000; G = 1000; T = 1000. Đầu tư, xuất khẩu ròng và tỷ giá cân bằng lần lượt là:
● I = 750, NX = 0 và ε = 1
○ I = 570, NX = 1 và ε = 1
○ I = 750, NX = 1 và ε = 1
○ I = 570, NX = 0 và ε = 1

Previous page 1 2 3 4
Back to top button