Kinh tế họcTrắc nghiệm

266 câu trắc nghiệm Kinh tế vi mô – P5

Bộ đề thi trắc nghiệm kinh tế vi mô (có đáp án). Nội dung bao gồm 266 câu hỏi trắc nghiệm (kèm đáp án) được phân thành 5 phần như sau:

  • Phần 1: 67 câu
  • Phần 2: 49 câu
  • Phần 3: 50 câu
  • Phần 4: 50 câu
  • Phần 5: 50 câu

Các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm. Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 5 gồm 50 câu trắc nghiệm đa lựa chọn + đáp án bên dưới.

MICRO_3_P5_1: Khái niệm nào sau đây không thể lí giải bằng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
○ Sự khan hiếm.
○ Chi phí cơ hội
○ Quy luật chi phí cơ hội tăng dần.
● Cung cầu.

MICRO_3_P5_2: Điểm khác biệt căn bản giữa mô hình kinh tế hỗn hợp và mô hình kinh tế thị trường là:
● Nhà nước tham gia quản lí kinh tế.
○ Nhà nước quản lí các quỹ phúc lợi
○ Nhà nước quản lí ngân sách.
○ Các câu trên đều sai.

MICRO_3_P5_3: Các hệ thống kinh tế giải quyết các vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì? số lượng bao nhiêu? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? xuất phát từ đặc điểm:
○ Nguồn cung của nền kinh tế.
○ Đặc điểm tự nhiên
○ Nhu cầu của xã hội
● Tài nguyên có giới hạn.

MICRO_3_P5_4: Chọn lựa tại một điểm không nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất là:
○ Không thể thực hiện được
○ Thực hiện được nhưng nền kinh tế hoạt động không hiệu quả
● Không thể thực hiện được hoặc thực hiện được nhưng nền kinh tế hoạt động không hiệu quả
○ Thực hiện được và nền kinh tế hoạt động hiệu quả

MICRO_3_P5_5: Trong dài hạn, doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền sẽ sản xuất tại sản lượng có:
○ MR bằng LMC bằng LAC
○ LMC bằng SMC bằng MR bằng LAC bằng SAC
○ Chi phí trung bình AC là thấp nhất (cực tiểu)
● Chi phí trung bình AC chưa là thấp nhất (cực tiểu)

MICRO_3_P5_6: Trong mô hình doanh nghiệp độc quyền nhóm có ưu thế về quy mô sản xuất, doanh nghiệp có ưu thế có thể quyết định sản lượng theo cách:
○ Cạnh tranh hoàn toàn
○ Độc quyền hoàn toàn
● Cả a và b đều đúng
○ Cả a và b đều sai

MICRO_3_P5_7: Trong “mô hình đường cầu gãy” (The kinked demand curve model) khi một doanh nghiệp giảm giá thì các doanh nghiệp còn lại sẽ:
○ Không biết được
○ Tăng giá
● Giảm giá
○ Không thay đổi giá

MICRO_3_P5_8: Đường cầu của doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền:
○ Là đường cầu nằm ngang song song trục sản lượng
○ Là đường cầu của toàn bộ thị trường
● Là đường cầu dốc xuống từ trái sang phải
○ Là đường cầu thẳng đứng song song trục giá

MICRO_3_P5_9: Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, tại điểm cân bằng dài hạn có:
○ Đường cầu mỗi doanh nghiệp là tiếp tuyến đường AC của nó ở mức sản lượng mà tại đó có MR bằng MC
○ Mỗi doanh nghiệp đều tối đa hóa lợi nhuận nhưng chỉ hòa vốn.
○ Sẽ không có thêm sự nhập ngành hoặc xuất ngành nào nữa
● Cả ba câu đều đúng

MICRO_3_P5_10: Doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ sản xuất tại sản lượng
○ AC bằng MC
● MR bằng MC
○ AR bằng MC
○ P bằng MC


MICRO_3_P5_11: Đường Engel của người tiêu dùng đối với một mặt hàng có thể được suy ra từ đường:
○ Đường đẳng ích
○ Đường giá cả-tiêu dùng
● Đường thu nhập-tiêu dùng
○ Đường ngân sách

MICRO_3_P5_12: Hàm hữu dụng của một người tiêu thụ đối với 2 sản phẩm X và Y được cho như sau; TU = X (Y – 1). Thu nhập của người tiêu thụ là 1.000 đ dùng để mua 2 sản phẩm này với đơn giá của X 10 đ/sp, của Y là 10 đ/sp, tổng số hữu dụng tối đa là:
○ 2540,25
● 2450,25
○ 2425,50
○ Không có câu nào đúng.

MICRO_3_P5_13: Thặng dư tiêu dùng trên thị trường là:
○ Chênh lệch giữa tổng số tiền tối đa mà người tiêu dùng sẵn lòng trả với tổng số tiền thực trả cho sản phẩm
○ Là diện tích nằm phía dưới đường cầu và trên đường giá cân bằng
● a và b đều đúng
○ a sai, b đúng

MICRO_3_P5_14: Nếu một người tiêu dùng dành toàn bộ thu nhập của mình để mua hai sản phẩm X và Y thì khi giá của X giảm, số lượng hàng Y được mua sẽ:
○ Ít hơn
○ Nhiều hơn
○ Không thay đổi
● Một trong 3 trường hợp kia, tùy thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá của mặt hàng X.

MICRO_3_P5_15: Tìm 2 câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
○ Thặng dư người tiêu dùng là phần diện tích nằm bên dưới giá thi trường và bên trên đường cung thị trường.
~%50%

Thặng dư người tiêu dùng là phần diện tích nằm bên dưới của 2 đường giá thi trường và đường cầu thị trường.
○ Đường tiêu thụ giá cả là một đường tập hợp những phối hợp tối đa hóa hữu dụng khi thu nhập thay đổi trong điều kiện các yếu tố khác không đổi
~%50%

Thặng dư nhà sản xuất là phần diện tích nằm bên trên đường giá thi trường và bên trên đường cung thị trường.
○ Đường tiêu thụ thu nhập là một đường tập hợp những phối hợp tối đa hóa hữu dụng khi giá cả thay đổi trong điều kiện các yếu tố khác không đổi

MICRO_3_P5_16: Một người tiêu thụ dành một số tiền nhất định để chi tiêu cho 2 sản phẩm X và Y. Nếu X là loại hàng xa xỉ thì khi giá của X tăng lên và các yếu tố khác không đổi thì lượng hàng hóa của Y được mua sẽ:
● Tăng
○ Không thay đổi
○ Giảm
○ Không xác định được.

MICRO_3_P5_17: Giả sử người tiêu dùng dành hết thu nhập I để mua 2 loại hàng hoá X, Y với đơn giá là PX, PY và số lượng là x, y và đạt được lợi ích tối đa có:
○ MUX/PX bằng MUY/PY
○ MUX/MUY bằng Px/PY
○ MRSxy bằng Px/Py
● Các câu trên đều đúng

MICRO_3_P5_18: Đối với sản phẩm cấp thấp, tác động thay thế và tác động thu nhập:
● Ngược chiều nhau
○ Có thể cùng chiều hay ngược chiều
○ Cùng chiều với nhau
○ Các câu trên đều sai

MICRO_3_P5_19: Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn nếu các doanh nghiệp mới gia nhập làm cho lượng cầu yếu tố sản xuất tăng nhưng giá các yếu tố sản xuất không đổi thì đường cung dài hạn của ngành sẽ:
○ Dốc xuống dưới
● Nằm ngang
○ Dốc lên trên
○ Thẳng đứng

MICRO_3_P5_20: Đường cung của ngành cạnh tranh hoàn toàn trong dài hạn co giãn nhiều hơn trong ngắn hạn là do:
● Sự gia nhập và rời khỏi ngành của các xí nghiệp.
○ Các xí nghiệp trong ngành tăng giảm sản lượng bằng cách thay đổi số lượng các yếu tố sản xuất sử dụng
○ Cả a và b đều đúng
○ Cả a và b đều sai

1 2 3 4Trang sau
Xem thêm
Back to top button