266 câu trắc nghiệm Kinh tế vi mô – P1
MICRO_3_P1_51: Giả sử, bánh mỳ là hàng hoá thông thường. Các hiệu ứng thu nhập và thay thế liên quan đến sự thay đổi về giá của bánh mỳ:
○ Luôn theo hai hướng ngược nhau.
○ Không mô tả chính xác của bất kỳ phát biểu nào trên.
● Luôn cùng một hướng.
○ Luôn có cùng qui mô.
MICRO_3_P1_52: Đường chi phí biên cắt đường chi phí bình quân tại điểm có:
○ Chi phí biên cực đại
● Chi phí bình quân cực tiểu
○ Chi phí biên cực tiểu
○ Chi phí bình quân tiếp tục tăng
MICRO_3_P1_53: Sản phẩm biên của đơn vị lao động thứ 2 là bao nhiêu nếu ta có|Số lao động 0 1 2 3 4|Số sản phẩm 0 4 9 13 15
○ 4
● 5
○ 9
○ 4,5
MICRO_3_P1_54: Tất cả các kết hợp hàng hoá trên đường ngân sách:
○ Cung cấp cùng mức lợi ích
● Chi tiêu với cùng lượng tiền
○ Bao gồm các hàng hoá có cùng mức giá
○ Bao gồm các lượng bằng nhau của 2 loại hàng hoá
MICRO_3_P1_55: Các đường bàng quan cắt nhau khi:
○ Tổng mức thoả mãn của 2 kết hợp là bằng nhau
○ Tỷ suất thay thế biên của 2 đường cong bàng quan là bằng nhau
● Không đúng vì các đường cong bàng quan của người tiêu dùng cá nhân không bao giờ cắt nhau
○ Người tiêu dùng được thoả mãn bởi một hàng hoá cụ thể
MICRO_3_P1_56: Theo lý thuyết về đường bàng quan:
● Các đường cong bàng quan xa với gốc toạ độ chỉ ra sự thoả mãn cao hơn.
○ Các đường cong bàng quan giao nhau, nhưng chỉ đối với hàng hoá cấp thấp.
○ Các đường cong bàng quan gần với gốc toạ độ biểu diễn sự thoả mãn nhiều hơn.
○ Tất cả các sơ đồ bàng quan đều cho mức thoả mãn như nhau.
MICRO_3_P1_57: Chi phí biên của đơn vị sản lượng thứ 2 là bao nhiêu với |Q 0 1 2 3 4| Tổng chi phí (nghìn đồng) 100 140 170 220 300
○ 70
● 30
○ 85
○ 35
MICRO_3_P1_58: Những vận động viên không học đại học để theo đuổi sự nghiệp thể thao chuyên nghiệp thì:
○ Họ đánh giá chưa đúng mức giá trị của tấm bằng đại học
● Họ ý thức rất rõ rằng chi phí cơ hội của việc đi học đại học là rất cao
○ Họ không ý thức được chi phí cơ hội của quyết định của mình
○ Họ có những quyết định tồi về mặt kinh tế, vì họ không thể chơi thể thao mãi mãi
MICRO_3_P1_59: Điều nào sau đây không phải là một bước trong việc phân tích các thay đổi về sự cân bằng.
○ Xem xét hướng dịch chuyển của các đường.
○ Quyết định liệu có sự kiện nào làm dịch chuyển đường cung hay đường cầu (hay có lẽ cả 2).
● Sử dụng biểu đồ cung và cầu để xem sự dịch chuyển thay đổi đến điểm cân bằng như thế nào.
○ Quyết định liệu chính sách của chính phủ có gây ảnh hưởng lên sự dịch chuyển.
MICRO_3_P1_TF_1: Mức sản lượng có hiệu quả là mức sản lượng mà tại đó lợi ích biên bằng với chi phí biên
● Đúng
○ Sai
MICRO_3_P1_TF_2: Khi sản phẩm biên của lao động vượt quá sản phẩm trung bình của lao động, đường sản phẩm trung bình của lao động dốc xuống dưới.
○ Đúng
● Sai
MICRO_3_P1_TF_3: Hiệu suất không đổi theo qui mô xuất hiện nếu hãng tăng qui mô nhà máy và sử dụng thêm lao động cùng một tỷ lệ, đầu ra tăng với tỷ lệ nhỏ hơn.
○ Đúng
● Sai
MICRO_3_P1_TF_4: Khi một hãng phát triển qui mô nhà máy của nó và thuê thêm lao động luôn dẫn đến tính kinh tế nhờ qui mô.
○ Đúng
● Sai
MICRO_3_P1_TF_5: Đường chi phí trung bình có dạng hình chữ U do ảnh hưởng của năng suất biên tăng giảm dần.
● Đúng
○ Sai
MICRO_3_P1_TF_6: Một sự gia tăng trong tiền lương làm dịch chuyển đường chi phí biên lên trên.
● Đúng
○ Sai
MICRO_3_P1_TF_7: Trong ngắn hạn, các đầu vào cố định của hãng không thay đổi.
● Đúng
○ Sai
MICRO_3_P1_TF_8: Tất cả chi phí là không đổi trong dài hạn
○ Đúng
● Sai