Kinh tế họcTrắc nghiệm

266 câu trắc nghiệm Kinh tế vi mô – P1

MICRO_3_P1_21: Hệ số thay thế biên (MRS) đo lường. Chọn một câu trả lời:
○ Hệ số góc của đường cầu.
● Hệ số góc của đường cong bàng quan.
○ Hệ số góc của đường ngân sách.
○ Không có ở trên.

MICRO_3_P1_22: Một công ty có doanh thu là 600 triệu, chi phí kế toán là 400 triệu. Chủ công ty đã đầu tư 100 triệu vào công ty này. Số tiền này thay vì đầu tư vào công ty có thể được đem gửi ngân hàng với lãi suất là 20%/năm. Vậy lợi nhuận kế toán của công ty là:
● 200 triệu
○ 100 triệu
○ 400 triệu
○ 0

MICRO_3_P1_23: Đường bàng quan minh hoạ:
○ Các hoạt động cá nhân có thể được kết hợp để bày tỏ các sở thích xã hội như thế nào
○ Độ co dãn được khai thác trong lựa chọn của cá nhân như thế nào
○ Cung và cầu ảnh hưởng đến sở thích của cá nhân như thế nào
● Một cá nhân kết hợp tiêu dùng như thế nào để có cùng một mức thoả mãn như nhau

MICRO_3_P1_24: Nhiều trường đại học mở các lớp tại chức ban đêm. Điều này có thể giải thích bởi:
● Chi phí cơ hội của việc đi học của những người phải làm việc vào ban ngày là thấp hơn nếu họ đi học vào ban đêm
○ Các trường đại học được tài trợ chủ yếu từ chính phủ, do đó họ không cần làm gì nhiều để thoả mãn nhu cầu của khách hàng
○ Chi phí cơ hội của việc đi học của những người phải làm việc vào ban ngày là cao hơn nếu họ đi học vào ban đêm
○ Chi phí cơ hội của việc đi học của những người phải làm việc vào ban ngày là thấp hơn nếu họ đi học cả ngày

MICRO_3_P1_25: Việc di chuyển dọc xuống dưới đường ngân sách liên quan đến việc dịch chuyển từ:
○ Các kết hợp có chí phí thấp hơn sang các kết hợp có chi phí cao hơn.
○ Các kết hợp có nhiều lợi ích hơn sang các kết hợp có ít lợi ích hơn.
● Một kết hợp này giữa hai hàng hoá sang kết hợp kia của hai hàng hoá đó với cùng mức chi phí.
○ Các kết hợp có lợi ích ít hơn sang các kết hợp có nhiều lợi ích hơn.

MICRO_3_P1_26: Đường ngân sách là:
○ Không có ở trên
○ Dốc lên.
○ Dốc xuống và không tuyến tính.
● Dốc xuống và tuyến tính.

MICRO_3_P1_27: Một đường bàng quan là dốc xuống bởi vì:
● Nếu tiêu dùng thêm 1 loại hàng hoá làm tăng tổng lợi ích thì sự giảm tiêu dùng của một hàng hoá khác sẽ giảm cùng cùng một lượng lợi ích.
○ Đường bàng quan giống với đường cầu: có hệ số góc âm.
○ Thị hiếu tiêu dùng giảm theo thời gian nên đường bàng quan giảm xuống với hệ số góc âm.
○ Đường cầu bắt nguồn từ đường bàng quan, và mỗi đường cong có hệ số góc âm.

MICRO_3_P1_28: Đường cong bàng quan:
○ Biểu thị khối lượng của 2 loại hàng hoá mà một cá nhân có thể mua với một lượng thu nhập cố định.
● Biểu thị tất cả các kết hợp của 2 loại hàng hoá mang lại cho khách hàng cùng một mức tổng lợi ích
○ Đo lường khối lượng của 2 loại hàng hoá mà khách hàng có thể tiêu dùng.
○ Minh hoạ mối quan hệ ngược chiều giữa giá và số lượng hàng hóa được yêu cầu.

MICRO_3_P1_29: Các đường bàng quan không cắt nhau bởi vì:
○ Người tiêu dùng thích nhiều hàng hóa hơn là ít hàng hóa
● Hệ số thay thế biên
○ Không thể có các điểm mà các đường cong cắt ngang nhau về mặt hình học.
○ Người tiêu dùng có ngân sách bị hạn chế.

MICRO_3_P1_30: Kinh tế học là bộ môn khoa học nghiên cứu chủ yếu về:
● Cách xã hội phân bổ và sử dụng những nguồn lực khan hiếm
○ Cách điều hành một doanh nghiệp để thành công
○ Cách mà chính phủ sử dụng để chuyển một hàng hoá khan hiếm thành một hàng hoá thông thường
○ Cách tạo ra tiền trên thị trường chứng khoán

Trang trước 1 2 3 4 5Trang sau
Xem thêm
Back to top button