Tài chínhTrắc nghiệm

150 câu trắc nghiệm Tài chính tiền tệ

Phần 4 gồm 25 câu hỏi + đáp án

Bộ đề thi trắc nghiệm Tài chính tiền tệ (có đáp án). Nội dung bao gồm 150 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn, được thể hiện trong 5 phần. Tất cả các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm.

Phần 4 gồm chương 6 với 25 câu hỏi + đáp án như sau:

TCTT_1_C6_1: Lý do khiến cho sự phá sản ngân hàng được coi là nghiêm trọng đối với nền kinh tế
● Một ngân hàng phá sản sẽ gây nên mối lo sợ về sự phá sản của hàng loạt các ngân hàng khác.
○ Các cuộc phá sản ngân hàng làm giảm lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế.
○ Một số lượng nhất định các doanh nghiệp và công chúng bị thiệt hại.
○ Tất cả các ý trên đều sai.

TCTT_1_C6_2: Ngân hàng thương mại hiện đại được quan niệm là:
○ Công ty cổ phần thật sự lớn.
○ Công ty đa quốc gia thuộc sở hữu nhà nước.
○ Một Tổng công ty đặc biệt được chuyên môn hoá vào hoạt động kinh doanh tín dụng.
● Một loại hình trung gian tài chính.

TCTT_1_C6_3: Chiết khấu thương phiếu có thể được hiểu là:
○ Ngân hàng cho vay có cơ sở bảo đảm và căn cứ vào giá trị Trái phiếu, với lãi suất là lãi suất chiết khấu trên thị trường.
○ Mua đứt thương phiếu đó hay một bộ giấy tờ có giá nào đó với lãi suất chiết khấu.
○ Ngân hàng cho vay căn cứ vào giá trị của thương phiếu được khách hàng cầm cố tại Ngân hàng và Ngân hàng không tính lãi.
● Một loại cho vay có bảo đảm, căn cứ vào giá trị Trái phiếu với thời hạn đến ngày đáo hạn của Trái phiếu đó.

TCTT_1_C6_4: Để khắc phục tình trạng nợ xấu, các ngân hàng thương mại cần phải:
○ Cho vay càng ít càng tốt.
○ Cho vay càng nhiều càng tốt.
○ Tuân thủ các nguyên tắc và quy trình tín dụng, ngoài ra phải đặc biệt chú trọng vào tài sản thế chấp.
● Đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, tăng cường khả năng tiếp cận, gần gũi và hỗ trợ khách hàng

TCTT_1_C6_5: Nợ quá hạn là tình trạng chung của các ngân hàng thương mại bởi vì:
○ Các ngân hàng luôn chạy theo rủi ro để tối đa hoá lợi nhuận.
○ Các ngân hàng cố gắng cho vay nhiều nhất có thể.
● Có những nguyên nhân khách quan bất khả kháng dẫn đến nợ quá hạn.
○ Có sự can thiệp quá nhiều của Chính phủ.

TCTT_1_C6_6: Tại sao một ngân hàng có quy mô lớn thờng dễ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn ngân hàng nhỏ?
○ Có lợi thế và lợi ích theo quy mô.
○ Có tiềm năng lớn trong huy động và sử dụng vốn, có uy tín và nhiều khách hàng.
○ Có điều kiện để cải tiến công nghệ, đa dạng hoá hoạt động giảm thiểu rủi ro.
● Vì tất cả các yếu tố trên.

TCTT_1_C6_7: Các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải hạn chế không cho các Ngân hàng nắm giữ 1 số loại tài sản có nào đó
● Để tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng trong nền kinh tế và sự an toàn, hiệu quả kinh doanh cho chính bản thân các ngân hàng này.
○ Để các ngân hàng tập trung vào các hoạt động truyền thống.
○ Để giảm áp lực cạnh tranh giữa các trung gian tài chính trong một địa bàn.
○ Để hạn chế sự thâm nhập quá sâu của các ngân hàng vào các doanh nghiệp.

TCTT_1_C6_8: Các hoạt động giao dịch theo kỳ hạn đối với các công cụ tài chính sẽ có tác dụng:
○ Tăng tính thanh khoản cho các công cụ tài chính.
● Giảm thiểu rủi ro cho các công cụ tài chính.
○ Đa dạng hoá và tăng tính sôi động của các hoạt động của thị trường tài chính.
○ Đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng tham gia thị trường tài chính.

TCTT_1_C6_9: Trong trường hợp nào thì “giá trị thị trường của một Ngân hàng trở thành kém hơn” giá trị trên sổ sách?
○ Tình trạng nợ xấu đến mức nhất định và nguy cơ thu hồi nợ là rất khó khăn.
● Có dấu hiệu phá sản rõ ràng.
○ Đang là bị đơn trong các vụ kiện tụng.
○ Cơ cấu tài sản bất hợp lý.

TCTT_1_C6_10: Trong các nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng thì nhóm nguyên nhân nào được coi là quan trọng nhất?
○ Nhóm nguyên nhân thuộc về Chính phủ
○ Nhóm nguyên nhân thuộc về hiệp hội ngân hàng thế giới
○ Nhóm nguyên nhân thuộc về bản thân ngân hàng thương mại
● Nhóm nguyên nhân thuộc về khách hàng.

TCTT_1_C6_11: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại nhất thiết phải:
○ Bằng 10 % nguồn vốn huy động.
○ Bằng 10 % nguồn vốn.
○ Bằng 10 % doanh số cho vay.
○ Bằng 10 % tiền gửi không kỳ hạn.
● Theo quy định của Ngân hàng Trung ương trong từng thời kỳ.

TCTT_1_C6_12: Tài sản thế chấp cho một món vay phải đáp ứng các tiêu chuẩn:
● Có giá trị tiền tệ và đảm bảo các yêu cầu pháp lý cần thiết.
○ Có thời gian sử dụng lâu dài và được nhiều người ưa thích.
○ Có giá trị trên 5.000.000 VND và được rất nhiều người ưa thích.
○ Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay vốn và có giá trị từ 200.000 VND.

TCTT_1_C6_13: Sự an toàn và hiệu quả trong kinh doanh của một ngân hàng thương mại có thể đuợc hiểu là:
○ Tuân thủ một cách nghiêm túc tất cả các quy định của Ngân hàng Trung ương.
○ Có tỷ suất lợi nhuận trên 10% năm và nợ quá hạn dới 8%.
○ Không có nợ xấu và nợ quá hạn.
● Hoạt động theo đúng quy định của pháp lưuật, có lợi nhuận và tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cho phép.

TCTT_1_C6_14: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của một Ngân hàng thương mại được coi là an toàn khi đạt ở mức:
○ 18%
○ 12%
○ 5.3%
● 8%

TCTT_1_C6_15: Phí tổn và lợi ích của chính sách “quá lớn không để vỡ nợ” là gì?
○ Chi phí quản lý lớn nhưng có khả năng chịu đựng tổn thất, thậm chí thua lỗ.
○ Chi phí quản lý lớn những dễ dàng thích nghi với thị trường.
○ Bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả nhưng tiềm lực tài chính mạnh.
● Chi phí đầu vào lớn nhưng hoạt động kinh doanh ổn định.

TCTT_1_C6_16: Nợ quá hạn của một ngân hàng thương mại được xác định bằng:
● Số tiền nợ quá hạn trên tổng dư nợ.
○ Số tiền khách hàng không trả nợ trên tổng dư nợ.
○ Số tiền nợ quá hạn trên dư nợ thực tế.
○ Số tiền được xoá nợ trên số vốn vay.

TCTT_1_C6_17: Chức năng trung gian tài chính của một Ngân hàng thương mại có thể được hiểu là:
○ Làm cầu nối giữa người vay và cho vay tiền.
○ Làm cầu nối giữa các đối tợng khách hàng và sở giao dịch chứng khoán.
● Cung cấp tất cả các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
○ Biến các khoản vốn có thời hạn ngắn thành các khoản vốn đầu tư dài hạn hơn.

TCTT_1_C6_18: Vì sao các ngân hàng thương mại cổ phần lại phải quy định mức vốn tối thiểu đối với các cổ đông?
● Để đảm bảo quy mô vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng, đảm bảo an toàn cho khách hàng của ngân hàng.
○ Để phòng chống khả năng phá sản và cổ đông bán tháo cổ phiếu.
○ Để Nhà nước dễ dàng kiểm soát.
○ Để đảm bảo khả năng huy động vốn của các ngân hàng này.

TCTT_1_C6_19: Cơ sở để một ngân hàng tiến hành lựa chọn khách hàng bao gồm:
○ Khách hàng thuộc đối tượng ưu tiên của Nhà nước và thường xuyên trả nợ đúng hạn.
○ Khách hàng có công với cách mạng và cần được hởng các chính sách ưu đãi.
● Căn cứ vào mức độ rủi ro và thu nhập của món vay.
○ Khách hàng có trình độ từ đại học trở lên.

TCTT_1_C6_20: Các ngân hàng cạnh tranh với nhau chủ yếu dựa trên các công cụ:
○ Giảm thấp lãi suất cho vay và nâng cao lãi suất huy động.
● Tăng cường cải tiến công nghệ và sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
○ Tranh thủ tìm kiếm sự ưu đãi của Nhà nước.
○ Chạy theo các dự án lớn có lợi ích cao dù có mạo hiểm.

TCTT_1_C6_21: Các ngân hàng thương mại nhất thiết phải có tỷ lệ dự trữ vượt quá ở mức:
○ 8% trên tổng tài sản.
○ 40% trên tổng nguồn vốn.
○ 10% trên tổng nguồn vốn.
● Tuỳ theo các điều kiện kinh doanh từng ngân hàng.

TCTT_1_C6_22: Các ngân hàng thương mại Việt Nam được phép đầu tư vào cổ phiếu ở mức:
○ Tối đa là 30% vốn chủ sở hữu và 15% giá trị của công ty cổ phần.
○ Tối đa là 30% vốn chủ sở hữu và 30% giá trị của công ty cổ phần.
● Tối đa là 30% vốn chủ sở hữu và 10% giá trị của công ty cổ phần.
○ Không hạn chế.

TCTT_1_C6_23: Nguyên nhân của rủi ro tín dụng bao gồm:
○ Sự yếu kém của các ngân hàng và khách hàng thiếu ý thức tự giác.
○ Sự quản lý lỏng lẻo của Chính phủ và các cơ quan chức năng.
○ Đầu tư sai hướng và những tiêu cực trong hoạt động tín dụng.
● Sự yếu kém của ngân hàng, khách hàng và những nguyên nhân khách quan khác.

TCTT_1_C6_24: Các Ngân hàng thương mại Việt Nam có được phép tham gia vào hoạt động kinh doanh trên TTCK hay không?
○ Hoàn toàn không.
○ Được tham gia không hạn chế.
○ Có, nhưng sự tham gia rất hạn chế.
● Có, nhưng phải thông qua công ty chứng khoán độc lập.

TCTT_1_C6_25: Sự khác nhau căn bản giữa một ngân hàng thương mại và một công ty bảo hiểm
○ Ngân hàng thương mại không được thu phí của khách hàng.
● Ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi và cho vay bằng tiền, từ đó có thể tạo tiền, tăng khả năng cho vay của cả hệ thống.
○ Ngân hàng thương mại không được phép dùng tiền gửi của khách hàng để đầu tư trung dài hạn, trừ trường hợp đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp.
○ Ngân hàng thương mại không được phép tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán.

Xem thêm
Back to top button